Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực triển khai nhiệm vụ “lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các cuộc triển lãm, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam” tại nhiều bảo tàng, thư viện do Bộ quản lý đã được xác định rõ tại Đề án 146.
Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 146). Sau 01 năm triển khai Đề án 146, phát huy thế mạnh của ngành quản lý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực triển khai nhiệm vụ "lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các cuộc triển lãm, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam" tại nhiều bảo tàng, thư viện.
Tích cực ứng dụng công nghệ số trong giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật thông qua ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA là một trong những nỗ lực bước đầu của Bảo tàng trong việc giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật phục vụ khách tham quan và phát huy hiện vật bảo tàng trên môi trường số. Đây là ứng dụng đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, bài viết), kết hợp sơ đồ chỉ dẫn trưng bày và hướng dẫn du khách tham quan Bảo tàng thông qua thiết bị định vị iBeacon. Ứng dụng được tích hợp trên cả hai nền tảng Android và iOS, sử dụng công nghệ quét mã QR hoặc mã số định danh tác phẩm.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D giới thiệu ba trưng bày chuyên đề: Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, Đèn cổ Việt Nam và Linh vật Việt Nam với mục đích giới thiệu trưng bày tới rộng rãi công chúng trong và ngoài nước; phát huy hiệu quả lâu dài sau khi trưng bày chuyên đề kết thúc; đồng thời cũng là một cách thức lưu trữ tư liệu hiệu quả. Sau đó, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục xây dựng trưng bày ảo 3D hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng với các chủ đề: Việt Nam thời Tiền sử, Văn hóa Đông Sơn, Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý, Trần, Văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Đặc biệt, công chúng còn được tương tác, nghe các chuyên gia, các nhà sử học giới thiệu về điểm đặc sắc trong mỗi không gian trưng bày, hay những câu chuyện thú vị về hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia qua mục “Tương tác với nhà sử học”. Bảo tàng lịch sử quốc gia đã số hóa dữ liệu, xây dựng thành các trưng bày chuyên đề trực tuyến như: Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ của các nền văn hóa; Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội đến Đại hội… Đây là hình thức giúp đông đảo công chúng (công chúng trực tiếp và cả công chúng không/chưa có điều kiện đến Bảo tàng) dễ dàng tham quan, tìm hiểu trưng bày và khám phá các tài liệu, hiện vật độc đáo, giá trị.
Tổ chức các cuộc triển lãm 3D, giới thiệu không gian, tham quan bảo tàng và các di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hình ảnh 360 độ trực tuyến trên Website.
Triển khai phần mềm hướng dẫn tham quan “Di tích Huế”, ứng dụng công nghệ trải nghiệm thực tế ảo VR3D, quét mã QR Code để xem thông tin hiện vật, xem hiện vật bằng tương tác - Model 3D và xoay 360 độ; phục dựng Hoàng Thành bằng công nghệ số, Scan số hóa 3D lăng vua Tự Đức công bố trên nền tảng Google Arts & Cultural/Open Heritage…
Ứng dụng thiết bị MagicBox (CCS – Đức) để triển khai tổ chức trưng bày, triển lãm số. Với thiết bị này, Thư viện Quốc gia đã tạo bước đột phá về công nghệ trong việc trưng bày, giới thiệu tài liệu theo hướng trực quan, sinh động, người sử dụng vừa được nhìn thấy tài liệu được trưng bày trong tủ kính, đồng thời được xem toàn bộ nội dung tài liệu với phương thức đa phương tiện, các tài liệu này có thể kết nối đến các bộ sưu tập số trong phần mềm thư viện số.
Từ những kết quả thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số được các bảo tàng, thư viện triển khai trong thực tế có thể thấy bước tiến trong ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nguồn: dx.gov.vn