Những câu ca dao mang đậm tính nhân văn và nhớ nhở đời đời con cháu nhớ đến ngày giỗ tổ hùng vương dù có bận điều gì cũng phải nhớ về ngày lễ đó. Từ xưa đến nay, Đền Hùng là nơi đã từng sinh ra những người con anh hùng, là cội nguồn của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng linh nghiêm, tôn kính, ăn sâu vào tâm trí con người Việt Nam.
Theo truyền thuyết kể lại rằng: Mẹ Âu Cơ và Người Cha Lạc Long Quân được coi như Thủy Tổ của dân tộc ta, là người đã sinh ra các vị Vua Hùng đáng kính. Bởi vậy lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hằng năm, cứ vào ngày 10/03 âm lịch tại Đền Hùng- Việt Trì – Phú Thọ là toàn thể quần chúng nhân dân hướng về cội nguồn để cùng tham gia các lễ hội như rước kiệu và dâng hương lên các vị Vua Hùng. Trước đó khoảng một tuần, là diễn ra các lễ hội văn hoá dân gian theo truyền thống từ xa xưa để lại. Những người con của dân tộc thường đến thờ cũng tổ tiên trước ngày 10/03 để tránh sự chen lấn vào ngày lễ chính.
Trong tâm trí của người Việt thì ngày Giỗ tổ Hùng Vương luôn chiếm giữ một ý nghĩa đặc biệt, hơn thế nữa, cứ vào ngày lễ này, nhà nước đều cho phép mọi người nghỉ lễ giỗ tổ hùng vương 3-4 ngày để hướng về cội nguồn. Vào năm 1470 ở đời vua Lê Thánh Tông và năm 1601 đời vua Lê Kính Tông năm có sao chép và đóng dấu kiềm Bản ngọc phả để tại Đền Hùng, trong đó có nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.
Từ đó, có thể thấy rằng từ thời Hậu Lê trở về trước thì Đền Hùng được quản lý, sửa chữa, trông nom, cúng bãi đều là do người dân sở tại và họ được miễn nộp sưu thuế ruộng. Trước đây, ngày Quốc giỗ định kỳ được chọn vào mùa thu. Đến năm 1917 vào đời nhà Nguyễn, Tuần phủ Lê Trung Ngọc đã có công văn trình bộ Lễ và ấn định hằng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch sẽ là ngày Quốc giỗ các Vua Hùng. Kể từ ngày đó đến nay, ngày 10/03 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được chính thức hóa bằng luật pháp.
Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới Đền Hùng từ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Thừa kế truyền thống và nghĩa cử cao đẹp của cha ông ta, đặc biệt là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL – CTN ngay sau cách mạng thành công, ngày 18 tháng 2 năm 1946 bắt đầu chính thức cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch để tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng tâm về cội nguồn của dân tộc.
Vào ngày Giỗ Tổ năm 1946 (năm Bính Tuất) – năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”. Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin – thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã thấy được lòng yêu nước nồng làn của dân tộc việt nam ta, để không phụ công ơn bảo vệ đất nước từ xa xưa của ông cha ta, mỗi người con đất việt hãy cùng nhau cố gắng hơn nữa để phát triển bản thân cũng như nâng tầm giá trị nước nhà lên nhiều tầm cao mới.
Nguồn: Công đoàn Việt Nam
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ 30/4/1975-BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè quốc tế, bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
Chỉ tính riêng kết quả thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, từ ngày 26/4/1975 đến ngày 30/4/1975, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân chủ lực, quân địa phương thuộc Quân khu 3 ngụy Sài Gòn, lực lượng của quân khu 1 và 2 của địch chạy về cố thủ và chi viện cho các đơn vị ở Sài Gòn - Gia Định,… giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, góp phần quyết định vào giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ giữa cách mạng và chiến tranh cách mạng; giải quyết thành công nhiều vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và phương pháp cách mạng, về phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng dân tộc; Đảng đã phát huy cao độ trí tuệ và bản lĩnh của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh để đánh thắng chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc,…
Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 có giá trị, ý nghĩa lịch sử và hiện thực sâu sắc đối với cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đây, nhân dân ta đã vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của các nước đế quốc, vĩnh viễn thoát khỏi sự chia cắt giữa 2 miền đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành quả bước đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã đưa Việt Nam từ một đất nước bị nước ngoài xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, đã đứng lên giành lại nền độc lập sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được pháp lý quốc tế thừa nhận, tôn trọng.
Đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã thức tỉnh, cổ vũ hàng trăm triệu người đứng lên dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành lại độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến vào quỹ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân.
Chiến thắng 30/4/1975, cũng chính là thắng lợi của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thắng lợi của đường lối và phương hướng cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Ngày nay, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát huy tinh thần Chiến thắng 30/4/1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cần ra sức phấn đấu, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lao động, học tập và công tác một cách khoa học, sáng tạo, có chất lượng, hiệu quả cao, cùng chung tay góp phần xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong Di chúc mà người để lại./
Nguồn: Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng
III. PHÁP LUẬT
1. Chủ trương mới
KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ
BCH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN KHÓA XI VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ, GIAI ĐOẠN 2019-2022
http://doanthanhnien.vn/Content/uploads/KL08.PDF
Nguồn: Trung ương Đoàn
2. Chính sách sắp có hiệu lực
HƯỚNG DẪN MỚI VỀ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã bổ sung một số quy định mới liên quan đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, trong đó có:
- Đối với các ngành đào tạo mới được mở ngành trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành đó không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành;
- Trường đại học trong 03 năm liền kề không vi phạm quy định về tuyển sinh, có tỷ 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm/năm trở lên thì được tăng thêm chỉ tiêu tối đa 10% so với năm trước liền kề đối với ngành chưa có chương trình kiểm định.
- Nếu có sinh viên bị sàng lọc thì sau khi xác định chỉ tiêu nêu trên, còn được xác định chỉ tiêu tăng thêm không quá 25% số trung bình cộng của sinh viên bị sàng lọc trong 04 năm trước liền kề năm tuyển sinh.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/4/2019.
CHÍNH THỨC CÓ QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019
Quy chế tuyển sinh đại học 2019 đã chính thức được ban hành kèm theo
Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng từ ngày 15/04/2019.
Theo Quy chế này, từ năm nay, ngoài ngành sư phạm thì ngành y cũng sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, tức điểm sàn.
Ngoài ra, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong hạn quy định. Quá thời hạn, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học và trường xét tuyển thí sinh khác.
Thí sinh xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Xem thêm toàn bộ điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học tại đây.
Nguồn: Luật Việt Nam
TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ, NHÀ Ở: TÁC ĐỘNG TỚI LỢI ÍCH CỦA TỪNG NGƯỜI DÂN
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng sát sườn tới đời sống của từng người dân, từng gia đình trong thời gian tới.
TẤT CẢ NGƯỜI DÂN ĐỀU ĐƯỢC TÍNH ĐẾN ĐỂ KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU
Nhận định về tình hình biến động dân số và nhà ở toàn quốc trong 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho rằng: Cuộc sống luôn biến động và công tác dân số cũng như vậy. So với Tổng điều tra dân số năm 2009 (TĐT 2009), 10 năm trôi qua với sự phát triển rất nhanh của KTXH đất nước, dân số nước ta cũng thay đổi rất nhiều cả về số lượng, cơ cấu, cả về phân bổ… Chính vì vậy, việc tiến hành TĐT 2019 có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối công tác dân số nói chung, mà còn tác động tới lợi ích sát sườn của người dân.
Ông Nguyễn Văn Tân cho rằng: Việc Tổng điều tra dân số và nhà ở vừa là hoạt động mang tính vĩ mô, vừa liên quan đến lợi ích của từng người dân cụ thể.
Dẫn thông điệp của Liên Hợp Quốc là “Tất cả mọi người đều được tính đến”, ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh rằng: Cuộc TĐT của chúng ta như là một cơ hội để “Tất cả mọi người dân đều được tính đến như là một chủ thể của sự phát triển KTXH đồng thời được hưởng lợi từ thành quả của sự phát triển KTXH của đất nước, để cho không ai bị bỏ lại phía sau”.
Ông Tân lý giải, có TĐT chúng ta mới đánh giá được diễn biến dân số trong thời gian qua, qua đó xác định chúng ta có thực hiện đúng chiến lược dân số hay không. Kết quả này không chỉ giúp chúng ta giám sát quá trình thực hiện, mà còn giúp chúng ta dự báo được sự phát triển dân số trong những năm tới. Trên cơ sở đó để hoạch định chính sách phát triển dân số nói chung và xây dựng những chính sách cụ thể tác động đến từng người dân.
Lấy ví dụ cụ thể về vấn đề mức sinh, ông Tân nêu vấn đề “chúng ta sẽ điều chỉnh mức sinh như thế nào? Và cho biết, về chính sách, trước đây chúng ta siết khá chặt nhằm giảm mức sinh. Nhưng vừa rồi (theo Nghị quyết 21 năm 2017) Đảng đã khẳng định là duy trì mức sinh thay thế. Như vậy những quy định về hạn chế mức sinh chắc chắn sẽ phải thay đổi và điều này sẽ tác động tới từng gia đình, từng cặp vợ chồng, từng người dân cụ thể.
Bày tỏ đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Văn Tân, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhấn mạnh thêm rằng: Cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đánh giá chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2020 và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 5 năm, đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển KTXH của giai đoạn tới (2021-2030), đặc biệt là xây dựng kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021-2025.
Kết quả TĐT 2019 cũng là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó có những chỉ tiêu như: Làm thế nào để giữ được mức sinh tự nhiên, mức sinh thay thế; hay giảm mức sinh chênh lệnh giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng núi với vùng đồng bằng.
Bên cạnh đó, kết quả cuộc TĐT này còn liên quan tới việc đánh giá kết quả thực hiện những chỉ tiêu mà chúng ta đã cam kết với Liên Hợp Quốc về sự phát triển bền vững. Bởi nếu chúng ta thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển bền vững sẽ tác động tới cuộc sống của từng người dân. Ví như chỉ tiêu mà chúng ta đã cam kết là: Tất cả mọi người đều được hưởng hạnh phúc, đều được hưởng hòa bình, không ai bị đói nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau… Cho nên thông tin của cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm vi mô với từng người dân, từng gia đình.
CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
Thông tin thêm về công tác chuẩn bị TĐT 2019, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, đây là cuộc Tổng điều tra lớn nhất từ trước đến nay.
Theo ông, ngành thống kê có 3 loại tổng điều tra (gổm Tổng điều tra kinh tế; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp thủy sản; Tổng điều tra dân số), trong đó, Tổng điều tra dân số được thực hiện 10 năm 1 lần. Cuộc tổng điều tra dân số lần này là cuộc tổng điều tra lớn nhất so với những lần tổng điều tra trước đây cả về mặt quy mô lẫn ứng dụng phương pháp thực hiện.
Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, Tổng cục Thống kê đã chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo cho cuộc Tổng điều tra dân số nhà ở 2019, đặc biệt là trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019.
Cụ thể, về cơ cấu tổ chức, đã thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 từ cấp Trung ương tới cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để chỉ đạo thành công cuộc tổng điều tra này. Trong đó, Ban Chỉ đạo Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban.
Thứ hai, Tổng cục xác định phương pháp luận theo các chuẩn quốc tế để áp dụng vào cuộc tổng điều tra lần này.
Thứ ba là xác định cách chọn mẫu để vừa đảm bảo suy rộng được kết quả của các chỉ tiêu, đồng thời phù hợp với mức kinh phí dành cho tổng điều tra.
Thứ tư, là cài đặt những thông tin để tính toán, đánh giá các chỉ tiêu để phục vụ cho việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, thực hiện các cam kết của Việt Nam.
Đặc biệt, là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào tổng điều tra dân số và nhà ở nhằm nâng cao chất lượng thông tin./.
Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo Trung ương