DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG XÓM CHÍN CHỦ
- Thứ sáu - 17/03/2023 10:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Tên di tích: Khu di tích cách mạng xóm Chín Chủ
2. Loại công trình: Tượng đài.
3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng.
4. Quyết định: Đã được UBND Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh theo quyết định số: ngày tháng năm .
5. Địa chỉ di tích: xóm Chín Chủ, làng Đồng Hồ, Xã Điện Hòa, Thị xã Điện Bàn.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Xóm nhỏ Chín Chủ, thuộc thôn Đông Hồ, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, dù bây giờ chỉ còn trong ký ức nhiều người nhưng đã được ghi vào trang sử đấu tranh cách mạng một thời kiên trung, quả cảm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, của vùng đất Quảng Nam. Xóm chỉ có 9 hộ dân, nhưng có đến 17 liệt sĩ, 7 thương binh và 9 Bà mẹ VNAH, tính theo tỷ lệ hộ dân, là xóm có số Bà mẹ VNAH và liệt sĩ, thương binh nhiều nhất cả nước.
Thời chiến tranh, xóm chỉ có 9 hộ gia đình của các ông, bà: Lê Huynh, Lê Mới, Lê Trọng Lan, Đào Lực, Trần Thị Lưỡng, Lê Rựa, Lê Tặc, Lê Tế, Trần Toán, nên người ta gọi luôn tên xóm nhỏ này là xóm Chín Chủ. Nằm ở ngã ba sông, bao quanh là những lũy tre dày đặc, xung quanh xóm có tới gần chục đồn địch, như đồn Trảng Nhật, Ngũ Giáng, cách huyện lỵ Điện Bàn chỉ 3 km theo đường chim bay. Đây là địa bàn trú chân của cán bộ cách mạng thời bấy giờ, từ đó tỏa đi các hướng về TP Đà Nẵng hoạt động. Xóm Chín Chủ từng là nơi dừng chân chỉ đạo phong trào của lãnh đạo Mặt trận 4, Đặc khu ủy, Quận ủy quận 1 Đà Nẵng..., là điểm kết nối đường dây liên lạc vùng A, B, C Điện Bàn.
Trong xóm có hệ thống hầm bí mật quanh lũy tre ven sông để nuôi giấu cán bộ, du kích... Ông Lê Văn Mẹo-một trong những nhân chứng của xóm Chín Chủ ngày ấy kể: trong kháng chiến, cả gia đình đều tham gia cách mạng, ông làm giao liên cho các đồng chí cán bộ lãnh đạo từ Đặc khu ủy Quảng Đà, về các địa phương đồng bằng. Trong kháng chiến, gia đình ông có 3 người hy sinh, mẹ ông là bà Trần Thị Môn, được phong tặng Bà mẹ VNAH. Trong chiến tranh, xóm Chín Chủ ai cũng một lòng với cách mạng, cũng có người thân hy sinh cho cách mạng như gia đình mẹ VNAH- Nguyễn Thị Giao, có tới 5 người con hy sinh, chỉ còn 1 người con duy nhất là thương binh Lê Việt Hùng. Nhiều hộ ở xóm Chín Chủ có đến 2 bà mẹ VNAH, như gia đình bà Phan Thị Mai (thương binh 3/4), có 2 người là mẹ VNAH, là bà nội và mẹ chồng của bà. Gia đình bà Mai có 4 liệt sĩ, 1 thương binh.
Ngày ấy, xóm Chín Chủ bị Mỹ - ngụy đánh phá ngày đêm, cày xới, càn quét, cảnh bắt bớ, tra tấn đau thương xảy ra hằng ngày nhưng tất cả người dân trong xóm, từ già đến trẻ, đều một lòng một dạ kiên trung, "một tấc không đi, một ly không dời", quyết tâm bám trụ đến cùng, làm cơ sở cho cách mạng hoạt động. Ông Lê Văn Nuôi cho biết, sau ngày giải phóng, 9 hộ dân đã di dời đến nơi ở mới, cách vị trí xóm cũ khoảng 500m. Từ năm 1994, các bà mẹ liệt sĩ trong xóm đều được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Năm 2013, Khu di tích cách mạng xóm Chín Chủ được khởi công xây dựng trên nền đất thuộc xóm Chín Chủ xưa. Công trình được sự hỗ trợ của Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng, Cảng Đà Nẵng. Cũng tại nơi đây, CATP Đà Nẵng đã xây dựng một nhà bia ghi công các Liệt sĩ ANND, Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng cũng xây dựng một nhà bia ghi công các chiến sĩ Biệt động thành Đà Nẵng đã hy sinh khi hoạt động ở vùng ven Đà Nẵng. Ngày 22.9.2016, xã Điện Hòa (thị xã Điện Bàn) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu di tích cách mạng xóm Chín Chủ, làng Đồng Hồ.
Xóm Chín Chủ đã nhiều đổi thay, các gia đình chính sách, có công cách mạng đều được chăm lo chu đáo về đời sống, thôn Đông Hồ đã đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ 5 năm nay và được công nhận Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2017. Nhiều con em các gia đình xóm Chín Chủ năm xưa đều phát huy truyền thống cách mạng của cha anh, phấn đấu học tập để trở thành những cán bộ gương mẫu tại địa phương, như anh Nguyễn Hồng Thanh, là cháu nội Bà mẹ VNAH Trần Thị Lưỡng, nay là Bí thư Đảng ủy xã Điện Hòa... Xóm Chín Chủ mãi mãi là địa chỉ đỏ, là biểu tượng của tinh thần yêu nước quật cường, mãi ghi trong sử sách lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Điện Bàn, Quảng Nam anh hùng./.
2. Loại công trình: Tượng đài.
3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng.
4. Quyết định: Đã được UBND Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh theo quyết định số: ngày tháng năm .
5. Địa chỉ di tích: xóm Chín Chủ, làng Đồng Hồ, Xã Điện Hòa, Thị xã Điện Bàn.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Xóm nhỏ Chín Chủ, thuộc thôn Đông Hồ, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, dù bây giờ chỉ còn trong ký ức nhiều người nhưng đã được ghi vào trang sử đấu tranh cách mạng một thời kiên trung, quả cảm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, của vùng đất Quảng Nam. Xóm chỉ có 9 hộ dân, nhưng có đến 17 liệt sĩ, 7 thương binh và 9 Bà mẹ VNAH, tính theo tỷ lệ hộ dân, là xóm có số Bà mẹ VNAH và liệt sĩ, thương binh nhiều nhất cả nước.
Thời chiến tranh, xóm chỉ có 9 hộ gia đình của các ông, bà: Lê Huynh, Lê Mới, Lê Trọng Lan, Đào Lực, Trần Thị Lưỡng, Lê Rựa, Lê Tặc, Lê Tế, Trần Toán, nên người ta gọi luôn tên xóm nhỏ này là xóm Chín Chủ. Nằm ở ngã ba sông, bao quanh là những lũy tre dày đặc, xung quanh xóm có tới gần chục đồn địch, như đồn Trảng Nhật, Ngũ Giáng, cách huyện lỵ Điện Bàn chỉ 3 km theo đường chim bay. Đây là địa bàn trú chân của cán bộ cách mạng thời bấy giờ, từ đó tỏa đi các hướng về TP Đà Nẵng hoạt động. Xóm Chín Chủ từng là nơi dừng chân chỉ đạo phong trào của lãnh đạo Mặt trận 4, Đặc khu ủy, Quận ủy quận 1 Đà Nẵng..., là điểm kết nối đường dây liên lạc vùng A, B, C Điện Bàn.
Trong xóm có hệ thống hầm bí mật quanh lũy tre ven sông để nuôi giấu cán bộ, du kích... Ông Lê Văn Mẹo-một trong những nhân chứng của xóm Chín Chủ ngày ấy kể: trong kháng chiến, cả gia đình đều tham gia cách mạng, ông làm giao liên cho các đồng chí cán bộ lãnh đạo từ Đặc khu ủy Quảng Đà, về các địa phương đồng bằng. Trong kháng chiến, gia đình ông có 3 người hy sinh, mẹ ông là bà Trần Thị Môn, được phong tặng Bà mẹ VNAH. Trong chiến tranh, xóm Chín Chủ ai cũng một lòng với cách mạng, cũng có người thân hy sinh cho cách mạng như gia đình mẹ VNAH- Nguyễn Thị Giao, có tới 5 người con hy sinh, chỉ còn 1 người con duy nhất là thương binh Lê Việt Hùng. Nhiều hộ ở xóm Chín Chủ có đến 2 bà mẹ VNAH, như gia đình bà Phan Thị Mai (thương binh 3/4), có 2 người là mẹ VNAH, là bà nội và mẹ chồng của bà. Gia đình bà Mai có 4 liệt sĩ, 1 thương binh.
Ngày ấy, xóm Chín Chủ bị Mỹ - ngụy đánh phá ngày đêm, cày xới, càn quét, cảnh bắt bớ, tra tấn đau thương xảy ra hằng ngày nhưng tất cả người dân trong xóm, từ già đến trẻ, đều một lòng một dạ kiên trung, "một tấc không đi, một ly không dời", quyết tâm bám trụ đến cùng, làm cơ sở cho cách mạng hoạt động. Ông Lê Văn Nuôi cho biết, sau ngày giải phóng, 9 hộ dân đã di dời đến nơi ở mới, cách vị trí xóm cũ khoảng 500m. Từ năm 1994, các bà mẹ liệt sĩ trong xóm đều được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Năm 2013, Khu di tích cách mạng xóm Chín Chủ được khởi công xây dựng trên nền đất thuộc xóm Chín Chủ xưa. Công trình được sự hỗ trợ của Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng, Cảng Đà Nẵng. Cũng tại nơi đây, CATP Đà Nẵng đã xây dựng một nhà bia ghi công các Liệt sĩ ANND, Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng cũng xây dựng một nhà bia ghi công các chiến sĩ Biệt động thành Đà Nẵng đã hy sinh khi hoạt động ở vùng ven Đà Nẵng. Ngày 22.9.2016, xã Điện Hòa (thị xã Điện Bàn) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu di tích cách mạng xóm Chín Chủ, làng Đồng Hồ.
Xóm Chín Chủ đã nhiều đổi thay, các gia đình chính sách, có công cách mạng đều được chăm lo chu đáo về đời sống, thôn Đông Hồ đã đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ 5 năm nay và được công nhận Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2017. Nhiều con em các gia đình xóm Chín Chủ năm xưa đều phát huy truyền thống cách mạng của cha anh, phấn đấu học tập để trở thành những cán bộ gương mẫu tại địa phương, như anh Nguyễn Hồng Thanh, là cháu nội Bà mẹ VNAH Trần Thị Lưỡng, nay là Bí thư Đảng ủy xã Điện Hòa... Xóm Chín Chủ mãi mãi là địa chỉ đỏ, là biểu tượng của tinh thần yêu nước quật cường, mãi ghi trong sử sách lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Điện Bàn, Quảng Nam anh hùng./.
Theo Sổ tay địa chỉ đỏ thị xã Điện Bàn