Cô gái 17 tuổi đầy nghị lực
- Thứ tư - 03/07/2019 10:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cuộc sống, có những số phận đong đầy quả ngọt của hạnh phúc. Thượng đế đã ban cho họ những vị ngọt tuyệt vời của trần gian. Bên cạnh đó, còn có không ít những mảnh đời bất hạnh, với họ, vị ngọt cuộc đời là một thứ xa xỉ và dường như không bao giờ có cơ hội chạm đến. Và tôi, Đinh Phan Thanh Cườm, học sinh lớp 12/11, trường THPT Hoàng Diệu. Cuộc đời tôi là một câu chuyện dài, có những trang nhuốm màu buồn của số phận, vị đắng của cuộc đời nhưng tôi đãdám đối mặt và tìm mọi cách vượt qua nghịch cảnh của dòng đời nghiệt ngã. Sau đây là câu chuyện của tôi - một cô gái tuổi 17, hóa những trái đắng của đời mình thành mật ngọt đáng giá trong cuộc sống…
“Con không cha như nhà không nóc, con không mẹ như nòng nọc đứt đuôi…”
Ắt hẳn, trong số chúng ta ai ai sinh ra cũng từng khao khát được sống trong một mái ấm gia đình đầy đủ tình cha, nghĩa mẹ từ lúc lọt lòng. Thế nhưng, không phải mảnh đời nào cũng hoàn hảo, tôi sinh ra vốn không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn, không được chăm sóc, âu yếm từ vòng tay người mẹ thân yêu như bao người bạn cùng trang lứa. Điều đó, đối với tôi, nó thực sự là một tổn thương không hề nhỏ, tựa như một vết xước lớn trong tâm hồn của một đứa trẻ lúc bấy giờ.
Khi chưa tròn ba tuổi, lúc mà một đứa trẻ bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu đời thì cũng là lúc tôi mất đi người mẹ, mất đi một tình mẫu tử cao đẹp. Lúc thơ dại làm sao tôi có thể nhớ và hình dung rõ khuôn mặt của người mẹ mình như thế nào? Đau đớn thay cho một đứa trẻ, chưa kịp khắc ghi khuôn mặt người mẹ yêu quý của mình vào tâm khảm mà âm dương cách biệt! Và càng xót xa cho một người mẹ, chưa kịp nhìn nụ cười thơ ngây, chưa kịp nghe những tiếng bập bẹ,chưa kịp thấy những bước đi chập chững đầu tiên của đứa con bé bỏng sau những tháng ngày mang nặng đẻ đau. Đó chính là nỗi bất hạnh đầu đời của một đứa trẻ. Để từấy, tôi luôn khao khát về tình thương của một người mẹ, đặc biệt hơn là mãi mơ về mái ấm gia đình rộn vang tiếng cười.
Thời gian thấm thoát trôi, ba tôi đi thêm bước nữa khi tôi vừa lên sáu. Ba nghĩ, một đứa trẻ cần có mẹ bên cạnh chăm nom, vun đắp tình mẫu tử. Mặt khác, ba tiếp tục với con đường hạnh phúc của mình để có người kề vai sát cánh, san sẻ những khó khăntrong cuộc sống hằng ngày. Lúc đó, gia đình tôi đang sinh sống tại Sài Gòn. Người ta thường nói“Sài Gòn hoa lệ”. Phải chăng hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo. Gia cảnh túng quẫn, cuộc sống thiếu thốn, cái nghèo đeo bám và đè nặng lên đôi vai của ba tôi. Không còn cách nào khác, ba quyết định rời Sài Gòn, về Quảng Nam – quê nội tôi – miền trung yêu dấu để kiếm kế sinh nhai và tiện chăm sóc cho ông bà.
Về quê, không còn chứng kiến cảnh những người trẻ sống nhanh, sống gấp chốn phồn hoa đô thị, tôi lại có dịp lắng nghe nhịp chảy của cuộc sống, nhịp đập của con tim và hòa mình vào khung trời tươi đẹp của tuổi thanh xuân. Những tưởng cuộc sống sung túc từng ngày, nhưng không, cái nghèo vật chất vô tình chiếm mất tâm hồn trong trẻo, vô lo, vô nghĩ của một đứa con gái vốn hay mơ hay mộng như tôi. Làm sao tôi có thể vô tư trước những gánh nặng cùng nỗi lo toan cơm, áo, gạo, tiền của ba và dì. Bốn đứa em cùng cha khác mẹ lần lượt ra đời, nỗi lo ấy lớn lên từng ngày. Tôi nhói lòng khi nhìn thấy nếp nhăn trên vầng tráng ba ngày một nhiều. Để trang trải cuộc sống, ba làm đủ mọi công việc: đồng áng, cày thuê cuốc mướn, vác hàng,… bất cứ công việc nào mà có thểgiúp gia đình tôi ngày đủ ba bữa cơm đạm bạc.
Cuộc sống giản dị của gia đình tôi cứ thế ngày ngày trôi qua. Rồi một ngày không xa, cũng như người ta thường truyền tai nhau câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”, mối quan hệ giữa mẹ kế và con chồng là điều mà ai cũng có thể hiểu được và tôi cũng không ngoại lệ. Những trận đòn roi vô cớ, những câu mắng nhiếc cay độc hay châm chọc của dì diễn ra thường ngày như cơm bữa.Có những lúc tôi nhìn những đứa em được mẹ yêu thương, chăm sóc mà lòng buồn tủi.Nhưng không vì thế mà tôi ghét em, ghét mẹ. Suy cho cùng “máu chảy ruột mềm” là điều đương nhiên. Mẹ la mắng tôi cũng một phần giúp tôi sống tốt hơn, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của một người con gái, một người chị trong gia đình. Dù là thế, nhưng làm sao tôi có thể thôi khao khát về tình yêu thương và hơi ấm của một người mẹ luôn cháy âm ỉ trong tâm trí tôi.
Tôi cũng đã lớn, cũng có đủ khả năng để đi làm những công việc nhỏ để kiếm thêm ít thu nhập trang trải cho bản thân và phụ giúp gia đình. Những ngày hè hay lúc rảnh rỗi tôi thường đi làm thêm các công việc như: tiếp tân đám cưới, bồi bàn ở các quán cà phê hay tạp vụ, …
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm”
Nhưng với tôi, mặc dù là mồ côi mẹ nhưng chưa đến nỗi phải lót lá mà nằm. Sau lưng tôi luôn có một người cha vĩ đại, luôn hết lòng hy sinh, chăm lo cho tôi và cả gia đình. Cuộc sống tuy cơ cực là thế, bất hạnh là thế nhưng cha luôn luôn dành thời gian quan tâm tôi từng li, từng tí. Tuy cuộc sống thăng trầm, vấp ngã, khó khăn, cơ cực và cay đắng nhưng cha luôn bên cạnh che chở, chia ngọt sẻ bùi cùng tôi. Ngoài gia đình, tôi còn có những người bạn tốt, những người thầy, người cô luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong lúc sa cơ. Đó cũng chính là điều hạnh phúc nhất đối với một người con gái sắp sửa bước chân vào đời.
Hai năm học trước, tôi luôn giữ vững danh hiệu “học sinh tiên tiến” và tích cực tham gia các hoạt động ở lớp và đoàn trường. Năm nay lên lớp 12, năm cuối của một thời áo trắng cắp sách đến trường. Như bao cô gái đang độ xuân thì, tôi cũng nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho tương lai phía trước của mình. Hi vọng đạt điểm cao để có thể chính thức trở thành tân sinh viên trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn mà tôi ấp ủ bấy lâu nay.
Tôi tự hứa lòng mình, dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến thế nào tôi vẫn sẽ cố gắng, nỗ lực đứng lên để viết tiếp những trang mới của cuộc đời, tích cực học tập và nỗ lực rèn luyện bản thân để không phụ lòng thầy cô, bạn bè. Hơn thế nữa, tôi ao ước một ngày gần nhất, có thể phụ lo kinh tế gia đình cùng ba để mẹ nơi phương xa ấy luôn cảm thấy tự hào về đứa con gái nhỏ bé của mình.
“Con không cha như nhà không nóc, con không mẹ như nòng nọc đứt đuôi…”
Ắt hẳn, trong số chúng ta ai ai sinh ra cũng từng khao khát được sống trong một mái ấm gia đình đầy đủ tình cha, nghĩa mẹ từ lúc lọt lòng. Thế nhưng, không phải mảnh đời nào cũng hoàn hảo, tôi sinh ra vốn không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn, không được chăm sóc, âu yếm từ vòng tay người mẹ thân yêu như bao người bạn cùng trang lứa. Điều đó, đối với tôi, nó thực sự là một tổn thương không hề nhỏ, tựa như một vết xước lớn trong tâm hồn của một đứa trẻ lúc bấy giờ.
Khi chưa tròn ba tuổi, lúc mà một đứa trẻ bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu đời thì cũng là lúc tôi mất đi người mẹ, mất đi một tình mẫu tử cao đẹp. Lúc thơ dại làm sao tôi có thể nhớ và hình dung rõ khuôn mặt của người mẹ mình như thế nào? Đau đớn thay cho một đứa trẻ, chưa kịp khắc ghi khuôn mặt người mẹ yêu quý của mình vào tâm khảm mà âm dương cách biệt! Và càng xót xa cho một người mẹ, chưa kịp nhìn nụ cười thơ ngây, chưa kịp nghe những tiếng bập bẹ,chưa kịp thấy những bước đi chập chững đầu tiên của đứa con bé bỏng sau những tháng ngày mang nặng đẻ đau. Đó chính là nỗi bất hạnh đầu đời của một đứa trẻ. Để từấy, tôi luôn khao khát về tình thương của một người mẹ, đặc biệt hơn là mãi mơ về mái ấm gia đình rộn vang tiếng cười.
Thời gian thấm thoát trôi, ba tôi đi thêm bước nữa khi tôi vừa lên sáu. Ba nghĩ, một đứa trẻ cần có mẹ bên cạnh chăm nom, vun đắp tình mẫu tử. Mặt khác, ba tiếp tục với con đường hạnh phúc của mình để có người kề vai sát cánh, san sẻ những khó khăntrong cuộc sống hằng ngày. Lúc đó, gia đình tôi đang sinh sống tại Sài Gòn. Người ta thường nói“Sài Gòn hoa lệ”. Phải chăng hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo. Gia cảnh túng quẫn, cuộc sống thiếu thốn, cái nghèo đeo bám và đè nặng lên đôi vai của ba tôi. Không còn cách nào khác, ba quyết định rời Sài Gòn, về Quảng Nam – quê nội tôi – miền trung yêu dấu để kiếm kế sinh nhai và tiện chăm sóc cho ông bà.
Về quê, không còn chứng kiến cảnh những người trẻ sống nhanh, sống gấp chốn phồn hoa đô thị, tôi lại có dịp lắng nghe nhịp chảy của cuộc sống, nhịp đập của con tim và hòa mình vào khung trời tươi đẹp của tuổi thanh xuân. Những tưởng cuộc sống sung túc từng ngày, nhưng không, cái nghèo vật chất vô tình chiếm mất tâm hồn trong trẻo, vô lo, vô nghĩ của một đứa con gái vốn hay mơ hay mộng như tôi. Làm sao tôi có thể vô tư trước những gánh nặng cùng nỗi lo toan cơm, áo, gạo, tiền của ba và dì. Bốn đứa em cùng cha khác mẹ lần lượt ra đời, nỗi lo ấy lớn lên từng ngày. Tôi nhói lòng khi nhìn thấy nếp nhăn trên vầng tráng ba ngày một nhiều. Để trang trải cuộc sống, ba làm đủ mọi công việc: đồng áng, cày thuê cuốc mướn, vác hàng,… bất cứ công việc nào mà có thểgiúp gia đình tôi ngày đủ ba bữa cơm đạm bạc.
Cuộc sống giản dị của gia đình tôi cứ thế ngày ngày trôi qua. Rồi một ngày không xa, cũng như người ta thường truyền tai nhau câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”, mối quan hệ giữa mẹ kế và con chồng là điều mà ai cũng có thể hiểu được và tôi cũng không ngoại lệ. Những trận đòn roi vô cớ, những câu mắng nhiếc cay độc hay châm chọc của dì diễn ra thường ngày như cơm bữa.Có những lúc tôi nhìn những đứa em được mẹ yêu thương, chăm sóc mà lòng buồn tủi.Nhưng không vì thế mà tôi ghét em, ghét mẹ. Suy cho cùng “máu chảy ruột mềm” là điều đương nhiên. Mẹ la mắng tôi cũng một phần giúp tôi sống tốt hơn, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của một người con gái, một người chị trong gia đình. Dù là thế, nhưng làm sao tôi có thể thôi khao khát về tình yêu thương và hơi ấm của một người mẹ luôn cháy âm ỉ trong tâm trí tôi.
Tôi cũng đã lớn, cũng có đủ khả năng để đi làm những công việc nhỏ để kiếm thêm ít thu nhập trang trải cho bản thân và phụ giúp gia đình. Những ngày hè hay lúc rảnh rỗi tôi thường đi làm thêm các công việc như: tiếp tân đám cưới, bồi bàn ở các quán cà phê hay tạp vụ, …
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm”
Nhưng với tôi, mặc dù là mồ côi mẹ nhưng chưa đến nỗi phải lót lá mà nằm. Sau lưng tôi luôn có một người cha vĩ đại, luôn hết lòng hy sinh, chăm lo cho tôi và cả gia đình. Cuộc sống tuy cơ cực là thế, bất hạnh là thế nhưng cha luôn luôn dành thời gian quan tâm tôi từng li, từng tí. Tuy cuộc sống thăng trầm, vấp ngã, khó khăn, cơ cực và cay đắng nhưng cha luôn bên cạnh che chở, chia ngọt sẻ bùi cùng tôi. Ngoài gia đình, tôi còn có những người bạn tốt, những người thầy, người cô luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong lúc sa cơ. Đó cũng chính là điều hạnh phúc nhất đối với một người con gái sắp sửa bước chân vào đời.
Hai năm học trước, tôi luôn giữ vững danh hiệu “học sinh tiên tiến” và tích cực tham gia các hoạt động ở lớp và đoàn trường. Năm nay lên lớp 12, năm cuối của một thời áo trắng cắp sách đến trường. Như bao cô gái đang độ xuân thì, tôi cũng nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho tương lai phía trước của mình. Hi vọng đạt điểm cao để có thể chính thức trở thành tân sinh viên trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn mà tôi ấp ủ bấy lâu nay.
Tôi tự hứa lòng mình, dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến thế nào tôi vẫn sẽ cố gắng, nỗ lực đứng lên để viết tiếp những trang mới của cuộc đời, tích cực học tập và nỗ lực rèn luyện bản thân để không phụ lòng thầy cô, bạn bè. Hơn thế nữa, tôi ao ước một ngày gần nhất, có thể phụ lo kinh tế gia đình cùng ba để mẹ nơi phương xa ấy luôn cảm thấy tự hào về đứa con gái nhỏ bé của mình.