Ý nghĩa thời đại của Cách mạng tháng Mười Nga
- Thứ ba - 26/10/2021 19:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7-11-1917 – 7-11-2021 (dương lịch, tức 25-10 lịch Nga năm 1917), trên các trang mạng, bên cạnh những bài viết ca ngợi, có không ít những phần tử chống đối viết bài bôi nhọ cuộc cách mạng. Họ dùng đủ những lời lẽ phản động để nói về cuộc cách mạng. Có bài viết: “Cách mạng Tháng mười năm 1917 của phe Bônsơvích mà trong suốt thời Liên Xô đã được ca ngợi như “cuộc cách mạng vô sản quang vinh”, trên thực tế chỉ là một cú đảo chính, dẫn đến sự ra đời của chế độ toàn trị lớn nhất mọi thời đại”. Rồi họ đánh giá: “Cách mạng tháng Mười thực chất là cuộc cách mạng thất bại, chứ không phải là cuộc cách mạng thành công”. “Sự sụp đổ của Liên Xô cũng là sự sụp đổ của Cách mạng tháng Mười”. Rồi nhân sự kiện Cách mạng tháng Mười, họ vu cáo “chủ nghĩa Mác – Lênin là mầm mống của những thảm họa”,v.v..
Sự thật lịch sử đã chứng minh Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản (còn gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa) thắng lợi đầu tiên trên thế giới, tạo bước ngoặt căn bản trong lịch sử thế giới, đưa nhân loại từ thế giới cũ, thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới mới, thế giới xã hội chủ nghĩa.
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Cách mạng tháng Mười đã lật đổ chính quyền bóc lột, thiết lập nền chuyên chính vô sản trên lãnh thổ một nước lớn là nước Nga và tạo điều kiện cần thiết cho chế độ xã hội chủ nghĩa thắng lợi. Cuộc cách mạng này về căn bản khác với tất cả các cuộc cách mạng trước đó, vì nó không thay thế một hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác, trái lại, nó tiêu diệt mọi hình thức bóc lột, thủ tiêu mọi giai cấp bóc lột.
Đầu thế kỷ XX, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới chuyển từ Tây sang Đông và chuyển tới nước Nga. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã khơi sâu mâu thuần của chủ nghĩa đế quốc, làm suy yếu chủ nghĩa tư bản thế giới, làm cho Cách mạng tháng Mười sớm giành được thắng lợi.
Cách mạng tháng Mười đã được chuẩn bị và tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (Bônsơvích), tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô, do V.I.Lênin khởi xướng và lãnh đạo.
Đến khi nổ ra cuộc cách mạng tháng Mười, giai cấp công nhân và những người cộng sản Nga đã có được một số kinh nghiệm cách mạng, đó là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài chống chế độ Nga hoàng, đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng 1905-1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917 (dương lịch). Những người cộng sản Nga đã đưa ra kế hoạch đấu tranh của mình nhằm chuyển cách mạng tư sản dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch đó đã được V.I.Lênin trình bày trong “Luận cương tháng Tư”, Luận cương này được thùa nhận là đường lối chung của Đảng. Đảng đã tích cực tranh thủ, giáo dục và tổ chức quần chúng đấu tranh. Khẩu hiệu lúc này đề ra là “Toàn bộ chính quyền về tay Xôviết!”. Đảng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền công nông. Đường lối vũ trang khởi nghĩa đã được Đại hội VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ (b) Nga công bố. Đại hội này họp bí mật ở Pêtơrôgơrát, từ ngày 26-7 đến ngày 3-8-1917 (lịch Nga).
Đến giữa tháng 9-1917 (lịch Nga), vì thấy ảnh hưởng của những người bônsơvích (những người cộng sản) trong quần chúng đã tăng lên rất nhanh và các xôviết đang được bônsơvích hóa, V.I.Lênin cho rằng, thời cơ đã đến để vũ trang khởi nghĩa. Trung ương Đảng đã bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra. Ngày 7-10-1917 (lịch Nga), V.I.Lênin bí mật trở về Pêtơrôgơrát để trực tiếp lãnh đạo cuộc vũ trang khởi nghĩa. Ngày 17-10-1917 (lịch Nga), cuộc Hội nghị lịch sử Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp thông qua Nghị quyết về vũ trang khởi nghĩa.
Lúc này, ở nước Nga vẫn còn Chính phủ lâm thời phản động và quân đội của Chính phủ lâm thời. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cách mạng phải tiêu diệt nó.
Ngày 12-10-1917 (lịch Nga), theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Ủy ban Quân sự cách mạng do V.I.Lênin đứng đầu đã được thành lập. Ủy ban Quân sự cách mạng đã biến thành bộ tham mưu hợp pháp chỉ đạo cuộc cách mạng. Chính phủ lâm thời đã huy động quân đội nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quần chúng cách mạng. Quần chúng cách mạng đã chiến đấu với quân đội của Chính phủ lâm thời. Đêm 24-10-1917 (lịch Nga), V.I.Lênin đến điện Smônni (Trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ (b) Nga) và trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
Ngày 25-10-1917 (lịch Nga), Đội cận vệ đỏ và các đội quân cách mạng chiếm nhà ga, nhà bưu điện, trụ sở các bộ, ngân hàng quốc gia và nhiều vị trí quan trọng khác ở thành phố Pêtơrôgơrát.
Đêm 25 rạng ngày 26-10-1917 (lịch Nga), quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa đông ở thành phố Pêtơrôgơrát và bắt các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đang họp ở đó. Cũng đêm 25-10 (theo lịch Nga, tức 7-11-1917 theo dương lịch), Đại hội Xôviết toàn Nga khai mạc tại điện Smônni, tuyên bố chính quyền về tay công nông. Đại hội thông qua những pháp lệnh lịch sử: “Pháp lệnh về hòa bình” và “Pháp lệnh về ruộng đất”, đồng thời, thành lập Chính phủ Xôviết đầu tiên, gọi là Hội đồng Ủy viên Nhân dân. V.I.Lênin được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Ủy viên Nhân dân.
Đến đây, Cách mạng tháng Mười Nga đã kết thúc thắng lợi.
Tiếp theo cuộc cách mạng ở Pêtơrôgơrát, qua các cuộc chiến đấu ác liệt với các lực lượng phản động, chính quyền Xôviết được thành lập ở Mátxcơva và nhiều thành phố khác. Từ tháng 11-1917 (dương lịch) đến tháng 1, tháng 2-1918 (dương lịch), cách mạng tràn lan khắp nước Nga. Bước tiến thắng lợi của chính quyền Xôviết đánh dấu thắng lợi quyết định của Cách mạng tháng Mười trên phạm vi toàn quốc.
Cách mạng tháng Mười đã đập tan bộ máy nhà nước cũ, bộ máy nhà nước của các giai cấp bóc lột, thiết lập nhà nước kiểu mới, tức chính quyền Xôviết. Chính quyền này đã mang lại xưởng máy cho công nhân, ruộng đất cho nông dân; ngân hàng, giao thông,… đều trở thành của chung của nhân dân.
Cách mạng tháng Mười đã tiêu diệt mọi hình thức áp bức dân tộc, làm cho các dân tộc ở nước Nga được quyền tự quyết.
Cách mạng tháng Mười đã cứu đất nước thoát khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, tạo điều kiện biến nước Nga lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp.
Cách mạng tháng Mười có một ý nghĩa quốc tế lớn lao; đã chọc thủng mặt trận của chủ nghĩa đế quốc thế giới và mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng thế giới. Nó phá vỡ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, làm cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước bị áp bức phát triển không ngừng.
Tại Việt Nam, ngay từ cuối năm 1929, những người cộng sản Việt Nam trong tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, lần đầu tiên đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Tại Hải Phòng và nhiều địa phương khác, Đảng đã mở nhiều cuộc tuyên truyền về Cách mạng tháng Mười, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc cách mạng.
Đêm 6 rạng ngày 7-11-1929 (dương lịch), Hải Phòng dường như thay đổi tất cả. Phố nào cũng có cờ đỏ, khẩu hiệu: “Cách mạng tháng Mười Nga thành công muôn năm” được trương lên như một biểu tượng sức mạnh của ý chí và niềm tin. Khẩu hiệu dán cả sau xe ô tô chở chánh cẩm và culít chạy quanh các phố để lùng bắt những người cộng sản Việt Nam. Một lá cờ đỏ to treo trên ống khói Nhà máy Xi mang. Nhiều cờ búa liềm treo trên bến Cảng. Truyền đơn rải tung bay trên mỏ than Cửa Ông. Cả một vùng đất Cảng rực rỡ cờ hoa, rậm rịch khí thế sục sôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng là sự nối tiếp của thắng lợi Cách mạng tháng Mười; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Mọi luận điệu xuyên tạc về Cách mạng tháng Mười nhất định sẽ bị dư luận xã hội lên án.
Sự thật lịch sử đã chứng minh Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản (còn gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa) thắng lợi đầu tiên trên thế giới, tạo bước ngoặt căn bản trong lịch sử thế giới, đưa nhân loại từ thế giới cũ, thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới mới, thế giới xã hội chủ nghĩa.
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Cách mạng tháng Mười đã lật đổ chính quyền bóc lột, thiết lập nền chuyên chính vô sản trên lãnh thổ một nước lớn là nước Nga và tạo điều kiện cần thiết cho chế độ xã hội chủ nghĩa thắng lợi. Cuộc cách mạng này về căn bản khác với tất cả các cuộc cách mạng trước đó, vì nó không thay thế một hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác, trái lại, nó tiêu diệt mọi hình thức bóc lột, thủ tiêu mọi giai cấp bóc lột.
Đầu thế kỷ XX, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới chuyển từ Tây sang Đông và chuyển tới nước Nga. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã khơi sâu mâu thuần của chủ nghĩa đế quốc, làm suy yếu chủ nghĩa tư bản thế giới, làm cho Cách mạng tháng Mười sớm giành được thắng lợi.
Cách mạng tháng Mười đã được chuẩn bị và tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (Bônsơvích), tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô, do V.I.Lênin khởi xướng và lãnh đạo.
Đến khi nổ ra cuộc cách mạng tháng Mười, giai cấp công nhân và những người cộng sản Nga đã có được một số kinh nghiệm cách mạng, đó là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài chống chế độ Nga hoàng, đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng 1905-1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917 (dương lịch). Những người cộng sản Nga đã đưa ra kế hoạch đấu tranh của mình nhằm chuyển cách mạng tư sản dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch đó đã được V.I.Lênin trình bày trong “Luận cương tháng Tư”, Luận cương này được thùa nhận là đường lối chung của Đảng. Đảng đã tích cực tranh thủ, giáo dục và tổ chức quần chúng đấu tranh. Khẩu hiệu lúc này đề ra là “Toàn bộ chính quyền về tay Xôviết!”. Đảng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền công nông. Đường lối vũ trang khởi nghĩa đã được Đại hội VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ (b) Nga công bố. Đại hội này họp bí mật ở Pêtơrôgơrát, từ ngày 26-7 đến ngày 3-8-1917 (lịch Nga).
Đến giữa tháng 9-1917 (lịch Nga), vì thấy ảnh hưởng của những người bônsơvích (những người cộng sản) trong quần chúng đã tăng lên rất nhanh và các xôviết đang được bônsơvích hóa, V.I.Lênin cho rằng, thời cơ đã đến để vũ trang khởi nghĩa. Trung ương Đảng đã bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra. Ngày 7-10-1917 (lịch Nga), V.I.Lênin bí mật trở về Pêtơrôgơrát để trực tiếp lãnh đạo cuộc vũ trang khởi nghĩa. Ngày 17-10-1917 (lịch Nga), cuộc Hội nghị lịch sử Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp thông qua Nghị quyết về vũ trang khởi nghĩa.
Lúc này, ở nước Nga vẫn còn Chính phủ lâm thời phản động và quân đội của Chính phủ lâm thời. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cách mạng phải tiêu diệt nó.
Ngày 12-10-1917 (lịch Nga), theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Ủy ban Quân sự cách mạng do V.I.Lênin đứng đầu đã được thành lập. Ủy ban Quân sự cách mạng đã biến thành bộ tham mưu hợp pháp chỉ đạo cuộc cách mạng. Chính phủ lâm thời đã huy động quân đội nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quần chúng cách mạng. Quần chúng cách mạng đã chiến đấu với quân đội của Chính phủ lâm thời. Đêm 24-10-1917 (lịch Nga), V.I.Lênin đến điện Smônni (Trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ (b) Nga) và trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
Ngày 25-10-1917 (lịch Nga), Đội cận vệ đỏ và các đội quân cách mạng chiếm nhà ga, nhà bưu điện, trụ sở các bộ, ngân hàng quốc gia và nhiều vị trí quan trọng khác ở thành phố Pêtơrôgơrát.
Đêm 25 rạng ngày 26-10-1917 (lịch Nga), quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa đông ở thành phố Pêtơrôgơrát và bắt các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đang họp ở đó. Cũng đêm 25-10 (theo lịch Nga, tức 7-11-1917 theo dương lịch), Đại hội Xôviết toàn Nga khai mạc tại điện Smônni, tuyên bố chính quyền về tay công nông. Đại hội thông qua những pháp lệnh lịch sử: “Pháp lệnh về hòa bình” và “Pháp lệnh về ruộng đất”, đồng thời, thành lập Chính phủ Xôviết đầu tiên, gọi là Hội đồng Ủy viên Nhân dân. V.I.Lênin được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Ủy viên Nhân dân.
Đến đây, Cách mạng tháng Mười Nga đã kết thúc thắng lợi.
Tiếp theo cuộc cách mạng ở Pêtơrôgơrát, qua các cuộc chiến đấu ác liệt với các lực lượng phản động, chính quyền Xôviết được thành lập ở Mátxcơva và nhiều thành phố khác. Từ tháng 11-1917 (dương lịch) đến tháng 1, tháng 2-1918 (dương lịch), cách mạng tràn lan khắp nước Nga. Bước tiến thắng lợi của chính quyền Xôviết đánh dấu thắng lợi quyết định của Cách mạng tháng Mười trên phạm vi toàn quốc.
Cách mạng tháng Mười đã đập tan bộ máy nhà nước cũ, bộ máy nhà nước của các giai cấp bóc lột, thiết lập nhà nước kiểu mới, tức chính quyền Xôviết. Chính quyền này đã mang lại xưởng máy cho công nhân, ruộng đất cho nông dân; ngân hàng, giao thông,… đều trở thành của chung của nhân dân.
Cách mạng tháng Mười đã tiêu diệt mọi hình thức áp bức dân tộc, làm cho các dân tộc ở nước Nga được quyền tự quyết.
Cách mạng tháng Mười đã cứu đất nước thoát khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, tạo điều kiện biến nước Nga lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp.
Cách mạng tháng Mười có một ý nghĩa quốc tế lớn lao; đã chọc thủng mặt trận của chủ nghĩa đế quốc thế giới và mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng thế giới. Nó phá vỡ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, làm cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước bị áp bức phát triển không ngừng.
Tại Việt Nam, ngay từ cuối năm 1929, những người cộng sản Việt Nam trong tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, lần đầu tiên đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Tại Hải Phòng và nhiều địa phương khác, Đảng đã mở nhiều cuộc tuyên truyền về Cách mạng tháng Mười, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc cách mạng.
Đêm 6 rạng ngày 7-11-1929 (dương lịch), Hải Phòng dường như thay đổi tất cả. Phố nào cũng có cờ đỏ, khẩu hiệu: “Cách mạng tháng Mười Nga thành công muôn năm” được trương lên như một biểu tượng sức mạnh của ý chí và niềm tin. Khẩu hiệu dán cả sau xe ô tô chở chánh cẩm và culít chạy quanh các phố để lùng bắt những người cộng sản Việt Nam. Một lá cờ đỏ to treo trên ống khói Nhà máy Xi mang. Nhiều cờ búa liềm treo trên bến Cảng. Truyền đơn rải tung bay trên mỏ than Cửa Ông. Cả một vùng đất Cảng rực rỡ cờ hoa, rậm rịch khí thế sục sôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng là sự nối tiếp của thắng lợi Cách mạng tháng Mười; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Mọi luận điệu xuyên tạc về Cách mạng tháng Mười nhất định sẽ bị dư luận xã hội lên án.
PGS,TS Đàm Đức Vượng