Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam

https://tuoitredienban.net


TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 11/2020

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 38 NĂM NGÀY
NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 -20/11/2020)
 

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Bác Hồ với những lời dạy với giáo viên, học sinh Việt Nam
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta lại cùng nhau nhớ về những lời dạy, tình cảm, tư tưởng của Bác, những mong mỏi của Bác đối với đội ngũ giáo viên, học sinh của cả nước. Mỗi lời Bác để lại đều trở thành động lực to lớn để lớp lớp giáo viên, học sinh quyết tâm giành thắng lợi sự nghiệp giáo dục có những bước phát triển mới theo tư tưởng và triết lý về giáo dục đậm chất nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Những người anh hùng vô danh”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu./
Để phát triển nền giáo dục nước nhà, Bác Hồ luôn đề cao sứ mệnh của người thầy giáo. Người viết: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có
thầy giáo dạy dỗ cho con em Nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác Hồ nhắc lại các thầy, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên 3 điểm sau: Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và Nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.
Thứ hai, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.
Thứ ba, các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Đề cao sứ mệnh của thầy cô giáo, trong thư Bác viết: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”.
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang hết sức coi trọng sự nghiệp giáo dục. Năm 1982 đã lấy ngày 20/11 hàng năm làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”, thông qua nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, quan tâm và tạo điều kiện cho đông đảo đội ngũ thầy giáo, cô giáo được đào tạo chính quy, nâng cao chất lượng đời sống để các thầy giáo, cô giáo yên tâm công tác.
Niềm hi vọng to lớn ở thế hệ trẻ của đất nước
Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho các em thiếu niên, nhi đồng – thế hệ trẻ của đất nước. Với Người, thế hệ trẻ chính là những mầm non, là niềm hi vọng cho đất nước phát triển tiến bộ, văn minh, hiện đại. Trong bức thư Bác gửi học sinh trong ngày khai trường vào tháng 9/1945 ngay sau ngày Bác đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác viết: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Trong thời đại hiện nay, thời đại sức mạnh của trí tuệ, khoa học - công nghệ và kinh tế - văn hóa đóng vai trò quyết định. Việt Nam với những chính sách mở cửa tích cực, đã và đang có những cơ hội hội nhập tốt nhất. Vì vậy, để nước Việt Nam phát triển được như Bác Hồ mong muốn đòi hỏi mỗi người phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, có khả năng đi tắt đón đầu. Điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có tri thức, đủ năng lực hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Do đó, hơn lúc nào hết, thế hệ học sinh hôm nay cần phải ra sức học tập, tu dưỡng trở thành người có tài và có tâm, đủ năng lực để hội nhập đưa đất nước tiến lên,phù hợp với bước tiến của thời đại.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Đây vừa là yêu cầu tất yếu có tính thời đại, trong xu thế toàn cầu hóa, vừa là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước ta; đồng thời đó cũng là nhu cầu của chính nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc... Qua đó, sẽ góp phần “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của Nhân dân”. Con người Việt Nam sẽ phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, sống đẹp và làm việc hiệu quả.
Từ bức thư đầu tiên (9/1945) cho tới bức thư cuối cùng (10/1968), những lời của Bác đã trở thành di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của dân tộc ta, đất nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Mỗi lời nói đó đã khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ Việt Nam
II. TRUYẾN THỐNG
1. Theo dòng lịch sử
Những ngày đáng nhớ trong tháng 11
  
- 04/11/1909: Kỷ niệm 111 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ.
- 07/11/1917: Kỷ niệm 103 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga thành công
- 09/11/2013: Kỷ niệm 07 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
- 18/11/1930: Kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống MTTQVN.
- 20/11/1982: Kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- 28/11/1820: Kỷ niệm 200 Ngày sinh của Ph.Ăng-ghen.
 
CUỘC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA
NĂM 1917
Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới; làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Đồng thời cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh.
Link: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-va-nhan-chung/cuoc-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-thang-muoi-nga-nam-1917-3320
Nguồn: Báo điện tử Đảng CS Việt Nam
 
TÓM TẮT VỀ LỊCH SỬ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Link: http://mttqhanoi.org.vn/tom-tat-ve-lich-su-mat-tran-to-quoc-viet-nam.htm
Nguồn: Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày 20/11 từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, thế nhưng không phải ai cũng biết lịch sử và sự ra đời của ngày ý nghĩa này.
Link:https://vtc.vn/nguon-goc-va-y-nghia-lich-su-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11-d362711.html
Nguồn: Báo Điện Tử VTC News
 
KHỞI NGHĨA NAM KỲ, BIỂU TƯỢNG CỦA Ý CHÍ
QUẬT CƯỜNG DÂN TỘC
Link: https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/13198302-.html
Nguồn: Báo Nhân dân điện tử
 
TÓM TẮT TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA
CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC
Link: http://ditichnguyensinhsac.vn/tintuc/index/9/Tom-tat-tieu-su-va-su-nghiep-cua-cu-Pho-bang-Nguyen-Sinh-Sac.cic
Nguồn: Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc
 
TIỂU SỬ PHRIĐƠRICH ĂNGGHEN
Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.
Link: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ph-angghen/tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep/tieu-su-phridorich-angghen-153
Nguồn: Báo điện tử Đảng CS Việt Nam

III. PHÁP LUẬT
1. Không được gọi điện thoại quảng cáo trước 8h sáng và sau 5h chiều
Từ ngày 01/10/2020, Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác chính thức có hiệu lực thi hành.
Theo đó, chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với chủ thuê bao.
Tổ chức có hành vi gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
2. Ưu đãi về đất đai đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Trung tâm) có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2020.
Theo đó, cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai và tạo mặt bằng hoạt động đối với Trung tâm như sau:
- Trung tâm được thuê đất trong thời hạn 50 năm trong các Khu công nghệ cao và được miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.
- Đối với cơ sở Trung tâm tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc:
+ Miễn tiền sử dụng hạ tầng cho diện tích đất được thuê nằm trong khu vực phải trả tiền sử dụng hạ tầng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật do nhà nước đầu tư;
+ Miễn toàn bộ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư;
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí san lấp mặt bằng của dự án đầu tư cơ sở Trung tâm.
3. Thư viện đại học phải có không gian đọc ít nhất 200m2
Nghị định 93/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thư viện có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2020.
Theo đó, cơ sở vật chất và tiện ích thư viện đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bảo đảm không gian đọc, bao gồm phòng đọc tổng hợp và phòng đọc khác dành cho người sử dụng thư viện ít nhất 200 m2;
- Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng, đặc biệt đối với người khuyết tật;
- Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, khu làm việc cho người làm công tác thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;
- Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh…đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng;
- Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền không mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu sẽ bị phạt
Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2020.
Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
- Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
- Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
- Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
5. Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
Nghị định 98/2020 của Chính phủ quy định hành vi xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ có hiệu lực từ 15/10/2020.
Theo Điều 15 Nghị định này, hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền dựa trên giá trị của hàng hóa nhập lậu. Mức phạt thấp nhất là 500.000 - 1 triệu đồng áp dụng với giá trị hàng hóa dưới 3 triệu đồng. Đối với hàng hóa có giá trị trên 100 triệu đồng, phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Nếu hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu hoặc là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn… phạt tiền gấp 2 lần bảng nêu trên (tương đương tối đa 100 triệu đồng).
Đáng chú ý, mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân. Mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi mức phạt với cá nhân. Vì thế, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan… (hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.
  Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây