Hỗ trợ thanh niên tôn giáo tham gia phát triển kinh tế
- Thứ ba - 05/10/2021 15:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Du lịch nông nghiệp đang dần trở thành xu hướng, phát triển tiềm năng kinh tế tại mỗi địa phương, là không gian rộng mở với nhiều tiềm năng để các nhà khởi nghiệp sáng tạo hình thành sản phẩm riêng của mình. Điển hình trong số đó là mô hình trồng sen thả cá, kết hợp khai thác du lịch tại xã Điện Phước.
Hồ sen rộng gần 1ha thuộc sở hữu của anh Mai Chí Công – người con quê hương, thanh niên tín đồ Phật giáo của xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn đã trở thành điểm check-in quen thuộc, hấp dẫn với du khách xa gần.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống chăn nuôi. Bản thân anh cũng đã từng đi nhiều nơi để lập nghiệp, tuy nhiên, cơ duyên như níu giữ anh gắn bó với vùng đất quê nhà. Nhận thấy những chân ruộng gần nơi mình sinh sống bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả, thường xuyên bị ngập úng. Cuối năm 2019, anh Công lên ý tưởng và quyết định thuê đất để trồng sen.
Anh đầu tư 50 triệu đồng chi phí ban đầu cho việc đầu tư mua cây giống, cải tạo đất và gieo trồng, chăm sóc. Nhờ nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều chủ hộ trồng sen ở các khu vực lân cận, cộng với việc chăm sóc tỉ mỉ, sen anh trồng sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Theo anh, muốn sen phát triển tốt, ít sâu bệnh thì khi cây đã cho gương, phải thường xuyên xử lý, bẻ bỏ những lá già, bị sâu bệnh; chú ý tới mực nước cho phù hợp. Ngoài bón các loại phân chính, như: đạm, lân, kali… thì khi sen sắp ra bông phải phun xịt thêm thuốc kích thích hỗ trợ cho sen ra nhiều bông để tạo gương.
Chỉ sau 3 tháng, sen của anh Công đã nở rộ khắp hồ. Nhận thấy tiềm năng và lợi thế để khai thác du lịch. Không chần chừ, anh tay vào trang trí, tạo bối cảnh để thu hút du khách ngay trong mùa đầu tiên.
Để hồ sen có thêm điểm nhấn và tăng sức hấp dẫn, Công dựng chòi nghỉ chân giữa hồ, bắt cầu tre tạo lối đi, xung quanh có ghe, xích đu, những vật dụng cổ xưa như lọ, chum, cối đá, thả các giống cá như: Trống cỏ, Bông lau, Trê lai… vừa giúp tạo điểm nhấn thú vị, vừa để du khách tạo dáng chụp ảnh cùng hoa sen.
Càng lợi thế hơn khi hồ sen nằm cạnh hai bên đường đi và sát đường ray xe lửa, nên dù mới đưa vào khai thác trong mùa sen đầu tiên nhưng mỗi ngày hồ sen của Công có hàng trăm lượt khách đến tham quan.
Anh Công chia sẻ: “Lúc đầu, thấy các đám ruộng lúa bị bỏ hoang, nên thôi nghĩ những đám ruộng này mình có thể trồng sen, nuôi cá được, từ bông sen có thể khai thác để làm du lịch, tạo ra thu nhập được. Do đó, tôi đã làm những cái cầu, cái chòi, thu nhặt những cái chum, những thứ hợp với bông sen cho khách đến chụp hình. Qua một năm, đến mùa sen thứ hai, tôi làm thêm cái nhà dừng chân cho khách đến nghỉ ngơi, làm các cái guồng quay nước, xích đu, tạo điểm mới mẻ cho du khách đến với quê hương mình”.
Còn nhớ: Từ khi đi vào hoạt động, hồ sen anh Công thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày. Với 20 nghìn đồng/lượt check-in hồ sen, 5.000 đồng/bông sen và thỏa thích tạo dáng cùng sen rực rỡ cả hồ. Đa số du khách đều tranh thủ đi thật sớm để vừa thưởng thức hương thơm thanh khiết, vừa cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của sen lúc mặt trời mọc. Đặc biệt, đến đây vào khoảng 6 giờ sáng còn có thể chụp được khoảnh khắc đẹp và lạ khi tàu lửa vào ra ga Nông Sơn chạy qua hồ sen.
Biết đến hồ sen qua thông tin trên mạng xã hội, nhiều du khách tại TP Đà Nẵng lần lượt kéo đến để ngắm và check- in. Theo họ, được thư giãn cùng gia đình giữa không gian tự nhiên, thanh khiết sau một tuần làm việc căng thẳng, nhất là khi ở đây mọi thứ đều đậm chất quê, nên khá thú vị. Tuy nhiên, nếu có thêm một số dịch vụ khác để du khách giải trí thì sẽ hấp dẫn hơn.
Do đó, đến mua sen thứ 2, Công nhanh chóng lên ý tưởng, thiết kế guồng quay tự động, nhà trưng bày các sản phẩm từ sen, bắt cầu tre dài 20m, dựng chòi ngắm sen, dự kiến anh còn mở quán cà phê kết hợp câu cá... tất cả tạo nên sự độc đáo và mới mẻ hơn cho du khách gần xa.
Đến tháng 10/2021, hồ sen anh Công được Phòng Kinh tế và Hội LHTN Việt Nam thị xã liên hệ hỗ trợ một số giống sen có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao như giống sen Oga – giống sen cổ Nhật Bản được Thị trưởng thành phố Kinokawa tặng tỉnh Quảng Nam với mong muốn hoa sen sẽ sẽ trở thành biểu tượng bền vững cho sự giao lưu hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Kinokawa, Nhật Bản với tổng trị giá 20 triệu đồng.
Việc khai thác, tận dụng lợi thế diện tích đất ở vùng trũng thấp để trồng sen lấy hạt và thu hút khách du lịch không chỉ nâng cao mức thu nhập kinh tế hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động mà còn góp phần cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái ở vùng nông thôn. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, nhiều dự án khởi nghiệp của thanh niên, thanh niên tôn giáo trên địa bàn thị xã sẽ tiếp tục được hỗ trợ hiện thực hóa và góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; từ đó, thực hiện tốt công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tín đồ tôn giáo trên địa bàn thị xã.
Hồ sen rộng gần 1ha thuộc sở hữu của anh Mai Chí Công – người con quê hương, thanh niên tín đồ Phật giáo của xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn đã trở thành điểm check-in quen thuộc, hấp dẫn với du khách xa gần.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống chăn nuôi. Bản thân anh cũng đã từng đi nhiều nơi để lập nghiệp, tuy nhiên, cơ duyên như níu giữ anh gắn bó với vùng đất quê nhà. Nhận thấy những chân ruộng gần nơi mình sinh sống bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả, thường xuyên bị ngập úng. Cuối năm 2019, anh Công lên ý tưởng và quyết định thuê đất để trồng sen.
Anh đầu tư 50 triệu đồng chi phí ban đầu cho việc đầu tư mua cây giống, cải tạo đất và gieo trồng, chăm sóc. Nhờ nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều chủ hộ trồng sen ở các khu vực lân cận, cộng với việc chăm sóc tỉ mỉ, sen anh trồng sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Theo anh, muốn sen phát triển tốt, ít sâu bệnh thì khi cây đã cho gương, phải thường xuyên xử lý, bẻ bỏ những lá già, bị sâu bệnh; chú ý tới mực nước cho phù hợp. Ngoài bón các loại phân chính, như: đạm, lân, kali… thì khi sen sắp ra bông phải phun xịt thêm thuốc kích thích hỗ trợ cho sen ra nhiều bông để tạo gương.
Chỉ sau 3 tháng, sen của anh Công đã nở rộ khắp hồ. Nhận thấy tiềm năng và lợi thế để khai thác du lịch. Không chần chừ, anh tay vào trang trí, tạo bối cảnh để thu hút du khách ngay trong mùa đầu tiên.
Để hồ sen có thêm điểm nhấn và tăng sức hấp dẫn, Công dựng chòi nghỉ chân giữa hồ, bắt cầu tre tạo lối đi, xung quanh có ghe, xích đu, những vật dụng cổ xưa như lọ, chum, cối đá, thả các giống cá như: Trống cỏ, Bông lau, Trê lai… vừa giúp tạo điểm nhấn thú vị, vừa để du khách tạo dáng chụp ảnh cùng hoa sen.
Càng lợi thế hơn khi hồ sen nằm cạnh hai bên đường đi và sát đường ray xe lửa, nên dù mới đưa vào khai thác trong mùa sen đầu tiên nhưng mỗi ngày hồ sen của Công có hàng trăm lượt khách đến tham quan.
Anh Công chia sẻ: “Lúc đầu, thấy các đám ruộng lúa bị bỏ hoang, nên thôi nghĩ những đám ruộng này mình có thể trồng sen, nuôi cá được, từ bông sen có thể khai thác để làm du lịch, tạo ra thu nhập được. Do đó, tôi đã làm những cái cầu, cái chòi, thu nhặt những cái chum, những thứ hợp với bông sen cho khách đến chụp hình. Qua một năm, đến mùa sen thứ hai, tôi làm thêm cái nhà dừng chân cho khách đến nghỉ ngơi, làm các cái guồng quay nước, xích đu, tạo điểm mới mẻ cho du khách đến với quê hương mình”.
Còn nhớ: Từ khi đi vào hoạt động, hồ sen anh Công thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày. Với 20 nghìn đồng/lượt check-in hồ sen, 5.000 đồng/bông sen và thỏa thích tạo dáng cùng sen rực rỡ cả hồ. Đa số du khách đều tranh thủ đi thật sớm để vừa thưởng thức hương thơm thanh khiết, vừa cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của sen lúc mặt trời mọc. Đặc biệt, đến đây vào khoảng 6 giờ sáng còn có thể chụp được khoảnh khắc đẹp và lạ khi tàu lửa vào ra ga Nông Sơn chạy qua hồ sen.
Biết đến hồ sen qua thông tin trên mạng xã hội, nhiều du khách tại TP Đà Nẵng lần lượt kéo đến để ngắm và check- in. Theo họ, được thư giãn cùng gia đình giữa không gian tự nhiên, thanh khiết sau một tuần làm việc căng thẳng, nhất là khi ở đây mọi thứ đều đậm chất quê, nên khá thú vị. Tuy nhiên, nếu có thêm một số dịch vụ khác để du khách giải trí thì sẽ hấp dẫn hơn.
Do đó, đến mua sen thứ 2, Công nhanh chóng lên ý tưởng, thiết kế guồng quay tự động, nhà trưng bày các sản phẩm từ sen, bắt cầu tre dài 20m, dựng chòi ngắm sen, dự kiến anh còn mở quán cà phê kết hợp câu cá... tất cả tạo nên sự độc đáo và mới mẻ hơn cho du khách gần xa.
Đến tháng 10/2021, hồ sen anh Công được Phòng Kinh tế và Hội LHTN Việt Nam thị xã liên hệ hỗ trợ một số giống sen có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao như giống sen Oga – giống sen cổ Nhật Bản được Thị trưởng thành phố Kinokawa tặng tỉnh Quảng Nam với mong muốn hoa sen sẽ sẽ trở thành biểu tượng bền vững cho sự giao lưu hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Kinokawa, Nhật Bản với tổng trị giá 20 triệu đồng.
Việc khai thác, tận dụng lợi thế diện tích đất ở vùng trũng thấp để trồng sen lấy hạt và thu hút khách du lịch không chỉ nâng cao mức thu nhập kinh tế hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động mà còn góp phần cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái ở vùng nông thôn. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, nhiều dự án khởi nghiệp của thanh niên, thanh niên tôn giáo trên địa bàn thị xã sẽ tiếp tục được hỗ trợ hiện thực hóa và góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; từ đó, thực hiện tốt công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tín đồ tôn giáo trên địa bàn thị xã.
Thị đoàn Điện Bàn