Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây

Thứ sáu - 03/07/2020 10:40

Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Vécxây cách thủ đô Pari 14 km, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Vécxây.

Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:

– Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?

– Tôi thấy thế là tốt… Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi…- Văn Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.

– Thưa hai bác – Tất Thành lên tiếng – Hôm trước cháu phác th ác đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Vécxây cách thủ đô Pari 14 km, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Vécxây.

Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:

– Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?

– Tôi thấy thế là tốt… Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi…- Văn Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.

– Thưa hai bác – Tất Thành lên tiếng – Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy thêm một ý. Cháu thấy rằng ở Đông Dương, bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật. Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: “Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp”.

– Đúng! Đúng. Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi họ cai trị theo luật pháp!

Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Vécxây đây?

Tất Thành:

– Thưa bác, cháu nghĩ rằng phải nhờ bác Phan Văn Trường viết ngay ra bằng tiếng Pháp thì mới kịp.

Hai ngày sau, Nguyễn Tất Thành đã ngồi bên luật sư Phan Văn Trường, trước bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” vừa thảo xong bằng tiếng Pháp.

– Chúng ta sẽ đứng tên dưới bản yêu sách này như thế nào đây? Bác đứng tên nhé. Nguyễn Tất Thành nêu ý kiến.

– Không! Phan Văn Trường đáp – bản Yêu sách này tuy là tôi chấp bút viết ra bằng tiếng Pháp. Nhưng tôi phải viết chỉ vì anh chưa thông thạo Pháp văn mà thôi, chứ sáng kiến lớn lao này là của anh, và hầu hết ý kiến nêu ra trong bản Yêu sách cũng là của anh.

– Thưa bác, sáng kiến của cháu cũng chỉ là phản ánh nguyện vọng chung của những người yêu nước chứ có phải của riêng cháu đâu. Bác là một nhân vật có danh tiếng, bà con Việt kiều trên đất Pháp đều biết bác là một luật sư yêu nước dám bênh vực công lý, che chở cho bà con. Bác đứng tên cho bản yêu sách này thì giá trị của nó càng cao, ảnh hưởng của nó càng rộng.

– Không! Không thể được! Tôi tuy có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưng cái tâm, cái chí của anh còn lớn hơn tôi nhiều. Vả lại về nguyên tắc, người trí thức không được phép lấy công người khác làm công của mình: “Cái gì của Xêda thì phải trả lại cho Xêda”.

Đó mới là lẽ phải. Chẳng những tôi không thể đứng tên, mà bác Hy Mã Phan Châu Trinh cũng không nên đứng tên.

Cuộc trao đổi giữa hai nhà yêu nước đi tới kết luận: dùng một cái tên gì tiêu biểu cho nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn bản mới có giá trị. Cuối cùng anh Nguyễn quyết định tự mình đứng mũi chịu sào với cái tên chung cho tấm lòng của mọi người. Anh ký:

Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam

NGUYỄN ÁI QUỐC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây