Con đường ngắn nhất để đi tới thành công là ép bản thân trở thành cao thủ giao tiếp: Người chuyên nghiệp sẽ không sử dụng 6 cụm từ "tử huyệt" sau

Thứ sáu - 08/11/2019 03:13

Đừng quên, khéo ăn khéo nói sẽ có cả thiên hạ!

 

Chúng ta hẳn ai cũng muốn lời nói của mình có sức thuyết phục, tinh tế và đáng tin cậy. Dù là liên lạc qua email, gọi điện thoại, gặp mặt hay phỏng vấn thì tất cả những dịp này đều là cơ hội để bạn thể hiện khả năng giao tiếp của mình. Nếu bạn muốn trở nên chuyên nghiệp hơn trong kỹ năng giao tiếp, hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ 6 cụm từ sau đây khỏi "từ điển" của mình.

1 – Thành thật mà nói

Nhiều ứng cử viên khi đi phỏng vấn thường dùng cụm từ này để "câu giờ" khi họ không biết phải trả lời câu hỏi như thế nào. Tuy nhiên, cách bắt đầu này thường gây ấn tượng xấu và làm cho nhà tuyển dụng hiểu lầm rằng những câu trả lời trước đó là không trung thực.
 

2 – Chỉ là

Cụm từ "chỉ là" được sử dụng thường xuyên, nhưng hiếm khi thật sự cần thiết. Cách nói này làm giảm uy tín, thể hiện sự thiếu tự tin và phủ nhận tầm quan trọng của thông điệp bạn muốn truyền đạt. Thay vì mở đầu email bằng câu "Tôi viết mail này chỉ để thông báo là…", hãy vào luôn vấn đề chính. Cách điều chỉnh này rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ đem đến khác biệt rõ ràng.

3 – Nhiều thứ

Từ vô nghĩa này hoàn toàn có thể được thay thế bằng những từ cụ thể và có ý nghĩa hơn. Thay vì nói "Mọi thứ đang diễn ra như thế nào rồi?", hãy thử nói là  "Anh có thể cập nhật cho tôi tình hình tiến triển của dự án không?". Như vậy câu hỏi sẽ rõ ràng hơn và bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời mà mình cần. Một ví dụ khác, trong một cuộc phỏng vấn hoặc thư xin việc, thay vì nói rằng "Có rất nhiều điều khiến tôi trở thành một ứng cử viên tuyệt vời", thì hãy nói những điều đó ra!

4 – Xin lỗi

Từ này quen thuộc quá đúng không? "Xin lỗi, nhưng thứ 4 tôi không thể đi với anh được". Phụ nữ là người thường xuyên nhất trong việc lạm dụng từ này, tuy nhiên chúng ta nên ngừng xin lỗi về bất cứ điều gì ta thực sự không cần xin lỗi. Thay vì xin lỗi, tại sao bạn không đưa ra một giải pháp "Thứ 4 tôi có hẹn trước rồi. Anh có muốn gặp vào sáng thứ 5 không?". Hãy để dành lời xin lỗi vào những dịp cần thiết.
5 – Hy vọng là

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, đừng chỉ hy vọng mà hãy hành động. Thay vì nói "Tôi hy vọng nhận được câu trả lời của anh vào thứ 2", hãy nói "Tôi đã yêu cầu câu trả lời vào thứ 2, và nếu không nhận được, tôi sẽ đích thân liên lạc".

6 – Nói năng không lưu loát

Ai cũng có những lúc như thế. Khi không biết nói gì, chúng ta thường ấp úng "à", "thì là", "ừm", "bạn hiểu ý tôi mà",… Đây là những cụm từ dùng để lấp đầy không khí căng thẳng hay để kết thúc câu, nhưng đồng thời chúng cũng là sát thủ phá hoại uy tín bạn. Hơn thế, những cụm từ này thường được ta sử dụng trong vô thức, tức là nhiều người không thể kiểm soát bản thân khi phát ra những âm thanh khó nghe này. Một trong những cách để khắc phục lỗi giao tiếp này là quay video bản thân mình ít nhất một lần trước khi chuẩn bị phỏng vấn hoặc khi thực hành thuyết trình. Sau một thời gian luyện tập, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tăng cao bạn và không còn ngại ngùng khi giao tiếp nữa.
(Theo Forbes, barcode)

Nguồn tin: cafebiz.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây