THANH NIÊN BÉN DUYÊN VỚI NGHỀ TRỒNG NẤM

Thứ tư - 03/07/2019 08:30
Từ lâu, trên địa bàn thị xã Điện Bàn, những thanh niên khá lên từ trồng trọt, chăn nuôi không còn là chuyện hiếm, những thanh niên mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hiện đại để phát triển nghề nông ngày càng nhiều, nhưng một sinh viên Đại học Nông lâm Huế với vốn kiến thức được học tập bài bản tại trường cùng với ý chí muốn làm giàu từ mãnh đất quê hương đã khiến anh Nguyễn Chương – một thanh niên ở thôn Phong Lục Tây xã Điện Thắng Nam rời bỏ công việc ổn định thu nhập khá tại công ty Cao su Việt Nam để trở về lập nghiệp trên chính quê hương mình lại là chuyện ít thấy.
Đến với thôn Phong Lục Tây xã Điện Thắng Nam ghé vào tham quan mô hình trồng nấm của anh Nguyễn Văn Chương chắc có lẽ ai cũng không ngờ rằng một thanh niên ở tuổi 30, vẫn chưa lập gia đình nhưng đã có một trang trại nấm quy mô như vậy.
59388922 353682411936166 369825164113739776 n

Là một sinh viên tốt nghiệp đại học tại trường đại học Nông lâm Huế, cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, anh đã được tiếp nhận vào công ty Cao su Việt Nam, được công ty cử sang làm việc tại Campuchia, 5 năm gắn bó với cây cao su nơi đất khách, sau nhiều đêm trăn trở, cùng với khát vọng làm giàu trên mãnh đất quê hương của mình đã thôi thúc anh Chương quay về lại với quê nhà để tìm hướng đi lâu dài cho mình vào năm 2016. Mặc dù được đào tạo chuyên ngành tại trường Đại học Nông Lâm Huế, xác định là sẽ làm nông nghiệp, nhưng trồng cây gì, nuôi con gì trên mãnh đất mà bao đời nay chỉ có cây lúa, cây bắp, cây đậu… đã đặt ra cho anh Chương nhiều dấu hỏi.
Thế rồi, từ khi có người thân trong gia đình bị bệnh hiểm nghèo, nhưng lại ăn chay trường, những loại nấm có hàm lượng chất bổ cao như Nấm linh chi, nấm bào ngư… được mua từ các tỉnh phía nam gửi về với giá thành cao. Anh chợt nghĩ, tại sao mình không thử chọn hướng đi bằng loại nấm này. Nhưng ở Quảng Nam không nhiều người trồng những loại nấm Linh Chi, Bào ngư, việc tìm tòi, học hỏi thực tế từ các mô hình gần như không thể. Vậy là anh đã học kỹ thuật trồng, tìm hiểu thị trường trên Internet, cộng với kiến thức được học anh đã khởi nghiệp với số vốn ít ỏi. Ban đầu anh chỉ xây dựng một trại nhỏ để sản xuất nấm sò, sau gần 3 năm anh Chương đã có một trang trại sản xuất các loại nấm với diện tích trên 500m2, chuyên trồng các loại nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, bào ngư, giải quyết được từ 5 đến 7 lao động tại địa phương hằng ngày, thu nhập bình quân mỗi lao động được từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng, trừ chi phí trang trại của anh thu nhập bình quân mỗi tháng gần 20 triệu đồng. Anh chương chia sẽ về những ưu điểm của loại nấm này “Loại nấm bào ngư là loại nấm mình trồng nhiều nhất, thời gian thu hoạch của nó kéo dài trong 4 tháng và có thể thu hoạch nhiều lần, với phương pháp làm nấm đóng nút cổ bao thì mình có thể kiểm soát được số lượng nấm ra và thời điểm cho ra nấm theo ý mình”.
Hiện nay anh đã trang bị các máy móc vào sản xuất như Máy điều khiển nhiệt độ và độ ẩm tự động cho trại nấm khép kín, máy ủ thanh trùng cho nấm bào ngư, máy làm tơi rơm, hệ thống tưới nước tự động… Phế phẩm của nấm sau khi khai thác xong sẽ được anh bán lại cho các trại chăn nuôi để làm đệm lót sinh học. Anh vẫn ấp ủ hy vọng mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết nhiều hơn cho lao động nông nhàn tại địa phương. Nói về những dự định của mình trong thời gian đến, anh trao đổi “Tôi mong muốn được thuê them đất để mở rộng diện tích trồng vì đất vườn của gia đình đã hết, thời gian đến sẽ thay đổi một số loại máy móc thiết bị có năng suất cao hơn để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của thị trường”.
Đây là loại sản phẩm giàu chất dinh dưỡng, thị trường tiêu thụ mạnh,  hiện nay anh tiếp tục nhân rộng mô hình ra được 3 hộ xung quanh, trong thời gian đến anh sẽ chế biến các loại chả bằng nấm để cung cấp cho thị trường. Các ngành liên quan của xã Điện Thắng Nam cũng đang hoàn thiện phương án xây dựng mô hình trồng nấm tại thôn Phong Lục Tây thành Hợp tác xã, do anh Chương giữ chức vụ Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện Thắng Nam.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây