Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam

http://tuoitredienban.net


TIỂU SỬ PHẠM PHÚ THỨ

TIỂU SỬ PHẠM PHÚ THỨ
Một trí thức, đại thần triều Nguyễn, nhà canh tân nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ XIX. Ông tên thật là Phạm Phú Hào (hay Phạm Hào),sau đổi là Phạm Phú Thứ , tự là Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên, Trúc Ân, khi mất (5/2/1882), được triều đình Tự Đức ban tên thụy là Văn Ý Công.
Phạm Phú Thứ người làng Đông Bàn, huyện Diên Phước (nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), tổ tiên xa xưa là người Bắc, nhưng đã vào Quảng Nam lập nghiệp từ lâu nên không rõ nguyên quán.
Chân dung Phạm Phú Thứ

Ông sinh năm 1821 trong một gia đình Nho giáo nổi tiếng là có nề nếp khuôn mẫu. Thuở nhỏ ông đã có tiếng là thông minh, học giỏi, lại được cha mẹ thương yêu giáo dục rất tốt nên năng khiếu sớm bộc lộ. Thân phụ của ông là Phạm Phú Sung, thân mẫu là Phạm Thị Cẩm, người làng Trừng Giang là con gái một cụ đồ, nhưng mất sớm khi ông mới bảy tuổi. Ông cùng anh trai là Phạm Phú Duy (sau cũng đỗ Cử nhân) phụng thờ cha mẹ rất hiếu kính. Phạm Phú Thứ bẩm tính thông minh, ham mê học tập, tương truyền đọc sách xem qua một lần là thuộc, nên từ lúc mười hai tuổi, đã nổi tiếng ở trường Phủ và khi lớn lên, liên tiếp đạt những thành tích rực rỡ trong thi cử: đỗ Đầu xứ, giải Hội nguyên, đỗ đầu Tiến sỹ Tam giáp Đồng xuất thân.
Năm 1842, khi mới 22 tuổi, ông thi Hương và đỗ luôn Giải Nguyên (Đầu xứ). Năm sau ông thi Hội, lại đỗ đầu (vì vậy được gọi là Song Nguyên). Vào thi Đình ông đỗ đầu trong 5 vị đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Đó là khoa thi Tiến sỹ năm Quý Mão (1843), thời vua Thiệu Trị.
Sau khi, thi đỗ Tiến sỹ, từ năm 1844, ông được bổ làm quan tại triều với chức Hành tẩu hàm Biên tu ở Nội các (chức quan lo các việc sự vụ tại văn phòng Nội Các).
Năm 1845, ông được thăng Tri phủ Lạng Giang (thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Năm Tự Đức 2 (1849), ông trở về kinh đô Huế lãnh chức Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua) ở Viện Tập hiền rồi ở Tòa Kinh diên (nơi giảng sách cho vua). Tại đây, vì thấy vua trẻ ham vui chơi, lơ là triều chính, trong lúc đất nước bắt đầu bị đe dọa bởi giặc Pháp, ông đã mạnh dạn dâng sớ can gián nhà vua với những lời lẽ thiết tha và thẳng thắn. Nội dung bản sớ đại lược như sau:
“Lễ đại đình ít thấy ra triều thị, nhạc nội uyển kèn trống suốt cả đêm, nhà Kinh diên lâu không tới giảng, chốn triều đình lâu không ban hỏi, thần tử ở bốn phương phủ huyện cũng lâu không được thừa chỉ thanh vấn. Lại nói: thái y phương thuốc điều hòa, thực cũng quá ư nghệ thuật, quần thần dâng sớ thỉnh an, vì tình khuất cả lời nói”.
Vua Tự Đức đã giáng ông xuống bậc thấp nhất (làm lính thường) và đưa đi đày khổ sai cắt cỏ ngựa ở trạm Thừa Nông (phía nam Huế) vì cho rằng ông đã phạm thượng, bất kính với nhà vua. Bạn bè thân thích, trong đó có cả hoàng thúc của nhà vua là Tùng Thiện Công Miên Thẩm đều lo cho số phận của ông, nhưng ông vẫn tự tin về việc làm của mình. Không những thế, ông còn sống rất lạc quan, lúc rảnh rỗi thì câu cá, ngắm cảnh, làm thơ, nên có biệt hiệu là Nông giang điếu đồ (người câu trên sông Lợi Nông) và sáng tác tập thơ Nông giang thi lục.
Năm 1852, ông được khôi phục hàm Biên tu (hàm lúc sơ bổ).
Năm 1854, ông lại được cử làm Tri phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, ông tổ chức và vận động dân chúng lập được hơn năm mươi kho nghĩa thương để lo cứu tế cho dân gặp lúc hạn hán, bão lụt tại nhiệm sở (Tư Nghĩa). Với thành tích đó ông được đề bạt giữ chức Viên ngoại lang của bộ Lễ.
 Năm 1855, ông được điều sang công tác quân sự để giải quyết cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) vì vua cho rằng ông từng làm quan ở Tư Nghĩa nên có nhiều kinh nghiệm và am hiểu địa thế. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Phạm Phú Thứ được thăng chức Án sát sứ (chánh án) tỉnh Thanh Hóa (1856), rồi chuyển qua Án sát sứ Hà Nội (1857).
Khi đang làm Án-sát Thanh Hóa, ông đã hướng dẫn việc chế tạo một chiếc tàu thủy vận tải kiểu mới và một chiếc tầu bọc đồng, được khen thưởng bốn lần.
Năm 1857, ông dâng sớ xin thuê thuyền buôn tư nhân -nhỏ và dễ xoay sở hơn tầu nhà nước nặng nề, cồng kềnh- để vận chuyển và tuần phòng bờ biển.
 Năm 1858, ông được chuyển về làm việc ở Nội các. Lúc bấy giờ, tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha vào bắn phá cửa Đà Nẵng lần thứ ba (lần thứ hai là năm 1856) và lần này tàn khốc hơn hai lần trước nhiều. Lúc đó, ông đã dâng sớ xin các quan lại, thân sĩ quê Quảng Nam, đang làm việc tại Kinh về tỉnh nhà lập đội Nghĩa quân chống giặc ngoại xâm, nhưng không được vua Tự Đức chấp thuận.
 Năm 1859, nghe ông cáo ốm, vua Tự Đức đã sai người ban cho sâm, quế và thuốc men để dưỡng bệnh. Sau đó Phạm Phú Thứ xin về quê nghỉ ngơi và cải táng mộ thân sinh, nhà vua lại cho 20 lạng bạc làm lộ phí.
Nhưng ông luôn luôn trăn trở với công việc và tình hình đất nước. Khi trở về triều ông dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa đồng thời xây dựng công sự bố phòng và luyện tập quân sự ở tỉnh nhà Quảng Nam nhằm bảo vệ hải cảng Đà Nẵng.
 
Năm 1860, từ Nội các, ông được thăng chức Thị lang bộ Lại rồi sau đó thăng chức Thự Tả Tham tri bộ Lại.
 
Vào hạ tuần tháng tư năm 1862, ông được cử làm Khâm sai đại thần vào Gia Định cùng với hai vị Chánh, Phó toàn quyền đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp (hai người kí hòa ước với Pháp năm Nhâm Tuất (1862) đàm phán với thống soái Pháp nhằm trì hoãn việc phê chuẩn hòa ước mới kí. Nhưng cuộc đàm phán không đạt được kết quả nên ông bị liên đới trách nhiệm, bị giáng một bậc,  nhưng vẫn giữ chức cũ.
 
Trong năm 1862, ông được cử làm Phó sứ, cùng với Chánh sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ (sứ thứ ba) Ngụy Khắc Đản, sang Pháp và Tây Ban Nha với nhiệm vụ xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Trong khi ở Pháp phái bộ và ông còn đi thăm các nước ở Châu Âu như: Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, Bồ Đào Nha... Khi về nước lúc sứ bộ lưu tại Gia Định, Nguyễn Trường Tộ đã gặp ông và đưa ba bản điều trần quan trọng, kèm theo một bản đồ thế giới với bản trần tình để ông dâng lên Triều đình sau chuyến công du trở về.
 
Về đến Huế, ông dâng lên triều đình và vua Tự Đức một số tài liệu cùng bản tường trình trong chuyến công cán, trong đó có Tây hành nhật kí và tập Tây phù thi thảo (tập này sau được xếp vào quyển 8/26 của bộ Giá Viên toàn tập) ghi chép những điều tai nghe mắt thấy và những cảm nghĩ về văn minh phương Tây, nhằm thuyết phục nhà vua mạnh dạn canh tân đất nước ngõ hầu theo kịp văn minh thế giới.
 
Vua Tự Đức khá quan tâm đến những đề nghị của ông, đích thân nhà vua đã làm một bài thơ, có câu rằng: “Lịch thiệp dĩ thân nam tứ chí, mẫu thời vị tất phó không chương” (nghĩa là: thỏa chí nam nhi khi lịch thiệp, lo thời chưa chắc để tờ không).
 
Sau đó, ông được thăng thực thụ hàm Tả Tham tri (bộ Lại) và được cử vào tham gia Viện Cơ Mật (cơ quan tham mưu tối cao của nhà vua), kiêm trông coi Viện Tập Hiền. Ở cương vị này, ông dâng lên triều đình nhiều đề nghị cải cách có ý nghĩa tích cực đồng thời nhắc lại, cụ thể hóa, bổ sung những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ năm 1863, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh: nội dung các đề nghị trên gồm các vấn đề:
– Ban bố sách của Nhà nước để việc học hành được thiết thực.
 
– Lập khoa thủy học (hàng hải) để chấn chỉnh việc quản lí ghe thuyền.
 
– Dịch sách nước ngoài để theo dõi tình hình thế giới.
 
– Khuyến khích các nghề thủ công, cho tự do dùng sắt, gỗ.
 
– Cấm người Hoa buôn bán gạo, bỏ thuế nấu rượu, giảm các khoản chi phí về tuần tra ngoài biển.
 
– Mở rộng việc buôn bán với nước ngoài.
 
– Khai thác quặng và than đá. ..
 
Những đề nghị trên, vua Tự Đức và triều đình có bàn bạc, nhưng lúc đó ở trong triều có nhiều nhân vật có quyền lực nhưng thủ cựu, mù quáng, hoặc  không thấy được ưu thế của văn minh phương Tây, hoặc quá lo sợ người Tây phương nên triều Nguyễn rốt cuộc chẳng thực hiện được gì mấy.
 
Năm 1865, Phạm Phú Thứ được thăng chức Thự Thượng thư Bộ Hộ (quyền Thượng Thư), đồng thời sung chức Cơ mật viện đại thần. Trên cương vị mới ông đặc biệt chú ý đến việc tăng cường bố phòng đất nước, nhất là vùng thượng du miền núi. Ông đề xuất xin đặt 4 Tuyên phủ sứ ở các địa đầu hiểm yếu của 4 tỉnh: “Về Quảng Trị thì ở 9 châu Cam Lộ, về Bình Định thời ở nơi cùng cực về địa giới phía tây trên tổng An Tây, về Nghệ An thì ở phủ Trấn tây; về Hưng Hóa thời ở phủ Điện Biên” ([5]). Các nơi này được xây làm trường giao dịch chợ búa, bề ngoài là sửa thuế thương chính nhưng bên trong là tăng cường về quân chính. Ông lại xin lập thổ tù đời đời được tiếp tập và căn cứ vào đó để liệu đánh thuế để khiến cha anh con em họ cùng nhau ngăn giữ. Đình thần cho rằng lời trình bày của ông thực sự có tác dụng làm mạnh vững nơi biên phòng, xin mật tư cho các tỉnh xem xét rồi có ý kiến phản hồi lại, nhưng việc rút cục không thành.
 
Bên cạnh đó ông còn đề ra một số chủ trương nhằm phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường tiềm lực đất nước, mà tiêu biểu là:
 
- Đặt Nha Thương Chính ở Ninh Hải (Hải Phòng và Quảng Ninh) và cùng với lãnh sự Pháp mở cảng ngoại thương (lịch sử cảng Hải Phòng chính thức bắt đầu từ đây).
 
- Khai rộng sông ở Bình Giang.
 
- Mở trường học tiếng Pháp ở Ninh Hải (đây là trường ngoại ngữ đầu tiên do chính quyền mở trên đất nước ta).
 
Năm 1866, ông được thăng chức Thượng thư bộ Hộ. Sau khi Phan Thanh Giản mất (1867), triều đình cử ông làm người đối thoại với Pháp. Tuy nhiên, các sĩ quan Pháp tỏ thái độ không hài lòng về cách xử sự cứng rắn của ông cùng tinh thần luôn bảo vệ quyền lợi quốc gia và không khuất phục trước vũ lực, lấy cớ đó để đưa cuộc thương lượng vào thế đổ vỡ bằng sức mạnh, buộc triều đình phải thay người đối thoại. Do triều đình vốn chủ hòa, lại sợ mất lòng Pháp nên ông bị Ngự sử đàn hặc và bị gọi về kinh "hậu cứu".
 
Năm 1867, ông đề nghị mở cảng ngoại thương ở Hải Yên (Hải Dương, Quảng-Yên) và dâng sớ trình bầy những mục tiêu cần thực hiện để duy tân, tự cường, gồm ba giai đoạn :
 
a - Lúc đầu nên đối xử hòa hoãn với Pháp để có thì giờ chấn chỉnh, nhờ họ huấn luyện quân sĩ và dậy khoa thương mại ;
 
b -Khi đã đủ sức, điều đình bồi thường để Pháp rút về ;
 
c - Khi đã mạnh mà họ còn ngoan cố thì "thề quyết chẳng đội trời chung".
 
Năm 1873, do bộ Hộ giấu việc làm mất hóa vật của nhà nước, ông bị giáng xuống hàm Thị lang, một thời gian sau khai phục hàm Tham tri, rồi giữ Thự thượng thư bộ Hộ.
Năm 1874, ở Bắc kỳ mới mở Nha thương chính, các nước phương Tây tới buôn bán và nhòm ngó nhiều, lại liên kết với nhau để tính thâu tóm toàn xứ khiến triều đình Nguyễn rất lo sợ. Vua Tự Đức cho ông là người am hiểu, và tài cán lão luyện, từng dự vào nhiều việc hệ trọng, biết rõ trước sau, nên đổi chức Thự Hải Dương tổng đốc, kiêm sung Tổng lý thương chính đại thần.
 
Phạm Phú Thứ nhân xin về quê thăm viếng một tuần, nhà vua chuẩn y và dụ rằng:
 
“Phú Thứ nhà như không nghèo, nhưng làm bồi thần gần nơi khu mật đã lâu, nay nhân việc gấp, lại về quê thăm hỏi, cho bạc 10 lạng và bạc nén 10 nén, để tỏ thể tất thù lao và khuyến liêm. Ngươi đem về cung việc tế tự rồi chia cho họ hàng để vinh dự được vua ban. Hôm tới nhậm chức giữ một lòng công bằng thanh bạch, chớ bắt chước sáo hủ tục để phụ việc học và lời nói là được”.
 
Khi vào kinh đô Huế, ông dâng sớ nói: “những nơi giáo hạt ở Hải An, chính nên cần phong khẩn thiết, nếu dựa vào người tỏ ra đã quá hèn yếu. Gần đây các tài tướng ở đất bắc duy có Tôn Thất Thuyết và ông Ích Khiêm là tương đối trội. Nay Ích Khiêm cáo bệnh về nhà. Thần khi về quê có ghé thăm hỏi, thời nói: “bệnh cũ ngày một giảm, răng ngựa năm một lớn, không ra mưu toan báo đáp, là người phụ ân phụ cả tâm”. Vậy xin gia ơn chuẩn cho theo thần tới quyền cấp cho hàm tướng đốc, để được hiệu báo, may ra nhờ uy linh có thể được ít việc để thần chuyên tâm việc dân chính. Đó là thần theo thể đức ý của nhà vua, nghĩ tỏ trong bổn phận của mình đâu dám lấy tình riêng nơi chân lý, mà vì họ được có chỗ tác thành”.
 
      Vua Tự Đức nói: “Ngươi giữ chức tham bồi đã lâu, gặp việc nên biết kỹ. Nay tới đó vỗ yên phòng bị cốt được vững mạnh mà việc thương chính có quan hệ lớn, nên thi thố tài mưu làm cốt có lợi không hại, mà phải giữ bụng cố gắng lấy tiết tháo cho công bằng trong sạch. Bụng đã sáng suốt thời việc đều biến đổi xứng đáng cả. Còn Ích Khiêm như đã đổi hết lỗi trước, giao cho ngươi thiện hóa thêm”. Nhà vua nhân đó viết tặng ông bài thơ:
Phiên  âm:  
                   Lưu hầu trạng mạo cự khôi ngô,
                   Cấp ngọa Hoài dương bệnh bất cồ.
                   Tuyền dũng chư thương nhiêu quốc phú,
                   Băng tiêu quân đạo tỉnh quân nhu.
                   Thanh vân tảo đạt ưu nhưng học,
                   Bạch tủ không đàm mạn tự nho.
                   Đông hãi hùng phong như tán tích,
                   Bản tào trùng tán Quảng Di Ngô.
 
      Dịch nghĩa:  
 
Trạng mạo nhà ngươi rất khôi ngô,
                    Cất nhắc người Hoài bệnh chửa lui
                    Suối mạnh nghề buôn gây quốc phú.
 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây